ListNewByCategory

Phát huy vai trò Hội Nông dân trong xây dựng kinh tế tập thể

(24/07/2024)
Thời gian qua, công tác phát triển kinh tế tập thể ngày càng phát huy hiệu quả thực tiễn và được các cấp Hội Nông dân, hội viên nông dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Một số hợp tác xã, tổ hợp tác đã mạnh dạn tổ chức các hoạt động sản xuất, đa dạng các hình thức tổ chức để phát triển kinh tế và hỗ trợ kinh tế hộ, từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Kết quả sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật tháng 7 năm 2024

(16/07/2024)
Trong tháng 7, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 28-36c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ xuân và gieo cấy vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

(04/07/2024)
Thời gian qua, các vùng và khu sản xuất trồng trọt tập trung trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành phố rà soát, điều tra, đánh giá cụ thể và có sự thống nhất về phương án tổ chức thực hiện với cơ sở. Quy mô sản xuất đều đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn. Sự quan tâm, đồng thuận của các cấp chính quyền, địa phương xác định rõ lợi ích kinh tế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đà Bắc: Phấn đấu đến năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 128 ha

(04/07/2024)
Nhằm cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa; phù hợp với truyền thống sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch thực hiện Phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2024 – 2030.

Phấn đấu năm 2025 diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 62.000 ha

(27/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư đầu vào nông nghiệp. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Phấn đấu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới được trên 5.500 ha rừng

(25/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, chức năng rừng sản xuất. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do đốt dọn thực bì sau khai thác rừng trồng dẫn đến cháy lan. Các đám cháy đã được phát hiện sớm, lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu cho chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha và 01 người bị thiệt mạng do bị ngạt khói.

Ngành trồng trọt tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất và kiểm soát tốt sinh vật gây hại

(24/06/2024)
Tháng 6/2024, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng. Với nền nhiệt độ trung bình từ 30-39 độ C, các địa phương đã tranh thủ thu hoạch các loại cây trồng đã chín, giải phóng đất và tập trung làm đất chuẩn bị cho giao cấy vụ Mùa - Hè thu. Cây ăn quả có múi vừa phát triển thân lá, vừa phát triển quả. Được sự chỉ đạo sát sao của ngành Nông nghiệp và sự chủ động của bà con nông dân, do đó, tình hình sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

(20/06/2024)
Được sự chỉ đạo kịp thời của ngành Nông nghiệp tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chuyên môn và sự chủ động vào cuộc của các xã, thị trấn; huyện Lạc Sơn đã triển khai việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất Lúa kém hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu cây trồng lựa chọn chuyển đổi gắn với điều kiện thực tế địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý cấp và giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu trên địa bàn tỉnh

(19/06/2024)
Thời gian qua, sản xuất trồng trọt đã được các địa phương trong tỉnh chủ động tổ chức sản xuất linh hoạt, thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, phù hợp với nhu cầu của thị trường, thực hiện quản lý tốt vùng trồng và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Chủ động phòng, chống châu chấu hại tre nứa và cây nông nghiệp

(19/06/2024)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các loài châu chấu gây hại trên tre nứa và cây nông nghiệp phổ biến là loài châu chấu mía (Hieroglyphus tonkinensis). Theo kết quả điều tra phát hiện của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, loài châu chấu mía xuất hiện sớm hơn cùng kỳ năm 2023 gây hại trên rừng luồng, bương... với diện tích ảnh hưởng khoảng 7,0 ha tại huyện Tân Lạc, và Cao Phong (xóm Chiềng, xóm Mu xã Thung Nai, huyện Cao Phong; xóm Đạy, xóm Ong, xóm Thung xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc). Từ cuối tháng 4/2024, đàn châu chấu di chuyển xuống gây hại trên lúa, ngô (xóm Chiềng, xã Thung Nai); tuy nhiên đã được khoanh vùng và phòng trừ kịp thời không để lây lan trên diện rộng.

Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa

(19/06/2024)
Chiều ngày 18/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, chuyên gia tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến 63 tỉnh, thành phố về dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

6 tháng cuồi năm: Phấn đấu nuôi trồng thủy sản đạt trên 4.600 tấn

(14/06/2024)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện toàn tỉnh đang duy trì diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha). Tới nay, có tổng số 4.987 lồng nuôi cá, tăng 1,16% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2023. Sản lượng nuôi trồng 6 tháng đầu năm ước đạt: 5.000 tấn, đạt 52,08 % kế hoạch giao và giảm 18,54% so với cùng kỳ năm trước.

Nông dân huyện Kim Bôi tích cực sản xuất vụ Hè – Thu năm 2024

(06/06/2024)
Vụ Chiêm Xuân năm 2024, huyện Kim Bôi đã gieo trồng khoảng 7.129 ha cây hàng năm, đạt 99,7% kế hoạch, bằng 99,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, cây lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng 3.753,18 ha, đạt 99,4% kế hoạch. Các xã, thị trấn đã tập trung gieo cấy lúa và cây màu, tích cực chăm sóc cây trồng, các đối tượng gây hại có xảy ra nhưng do chủ động trong áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại kịp thời nên không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển; dự kiến năng suất lúa ước đạt 58 tạ/ha; năng suất ngô ước đạt 50 - 51 tạ/ha; cây rau đậu các loại gieo trồng 1.718,18 ha, đạt 102,6% kế hoạch; cây hàng năm khác như: Cây lấy củ chất bột khoảng 575,7 ha, đạt 99,3% kế hoạch; cây mía khoảng 475 ha, đạt 95,9% kế hoạch; cây có hạt chứa dầu 193,8 ha, đạt 100,9% kế hoạch. Trong vụ Chiêm Xuân, các đối tượng sâu bệnh trên lúa và cây trồng cạn có mật độ, tỷ lệ, diện phân bố và mức độ gây hại ít hơn cùng kỳ.

Đà Bắc: Phát triển và bảo vệ rừng tạo sinh kế bền vững cho người dân

(05/06/2024)
Đà Bắc là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình với diện tích đất gần 78 nghìn ha, trong đó đất lâm nghiệm là 62 nghìn ha, chiếm trên 79% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn 17 xã, thị trấn. Trong đó, đất rừng đặc dụng 5.026,60 ha; đất rừng phòng hộ 28.574,22 ha; đất rừng sản xuất 28.348,6 ha; độ che phủ của rừng là 60,96 %. Năm 2023, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 21,8,%, Thương mại - Dịch vụ 44,0%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 34,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 25,77%.

Tình hình thực hiện trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(05/06/2024)
Trong những năm qua, các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã có sự vào cuộc quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng rừng. Ngành Nông nghiệp tích cực đôn đốc, thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng phương án trồng rừng, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đảm bảo rừng phát triển tốt.

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong

(05/06/2024)
Ngày 04/6, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1476/SNN-BVTV gửi Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong; Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình; Các Trung tâm: Khuyến nông; Giống cây trồng VN&TS; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật yêu cầu về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái canh cây cam tại huyện Cao Phong.

Hiệu quả từ việc giảm phát khí thải nhà kính từ lâm nghiệp

(04/06/2024)
Sau 1 năm triển khai Quyết định 1693/QĐ-BNN-KHCN về các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, ngành Kiểm lâm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, cũng như lồng ghép việc thực hiện Quyết định vào các hoạt động quy hoạch, quản lý và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Yên Thủy: Phát huy thế mạnh trồng cây dược liệu

(03/06/2024)
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Thủy là 28.890,52 ha, trong đó đất đồi núi khoảng 20.400 ha (chiếm 70,7%). Diện tích đất nông nghiệp là 22.977,32 ha (chiếm 73,53% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 7.774,47 ha, đất lâm nghiệp có 15.122,02 ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là 6.619 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.155,47 ha.

Thành phố Hòa Bình: Tập trung nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai

(27/05/2024)
Nhằm nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, tăng cường trữ lượng các-bon và phòng, chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Thành phố Hòa Bình đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 07/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030, thành phố phấn đấu trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 tập trung nâng cao chất lượng rừng trên diện tích khoảng 410ha.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 5

(21/05/2024)
Trong tháng 5 năm 2024 tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Do vậy, tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

(21/05/2024)
Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.590,3 km2. Trong đó, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 294.183,58 ha, đất rừng đặc dụng 40.231,64 ha, đất rừng phòng hộ 108.498,13 ha, đất rừng sản xuất 145.462,81 ha. Diện tích có rừng 236.919,25 ha, trong đó rừng tự nhiên 141.614,03, rừng trồng 95.305,22. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh năm 2023 đạt 51,61%.

Huy động trên 330 nghìn ngày công thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I

(17/05/2024)
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt 1 năm 2024, các địa phương đã chủ động chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

(17/05/2024)
Ngày 16/5, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1253/SNN-TTBVTV gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Các Chi cục: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Quản lý Chất lượng NLS&TS; Các Trung tâm: Khuyến nông; Giống Cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản về việc thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía ăn tươi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng và Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(14/05/2024)
Để công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM) cho gia súc và thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật được đồng bộ, kịp thời nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi; ngày 13/5/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 1226/SNN-CNTY về triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM) cho gia súc và Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật.

Giống lúa Thụy Hương 308 tại tỉnh Hòa Bình cho năng suất đạt 81 tạ/ha

(13/05/2024)
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết trở nên "đỏng đảnh" hơn điển hình nhất là trận mưa đá xảy ra hồi tháng 4 vừa qua ở khu vực Hòa Bình là một trong những hiện tượng thời tiết khốc liệt hơn hẳn so với trung bình nhiều năm. Nhưng giống lúa Thụy Hương 308 vẫn cho năng suất trên 81 tạ/ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa lai đối chứng gần 8 triệu đồng/ha.

Huyện Đà Bắc phát triển ngành trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm và an ninh lương thực

(09/05/2024)
Theo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Huyện xác định mục tiêu phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và các nhu cầu khác của nền kinh tế, gia tăng giá trị xuất khẩu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông dân góp phần ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Kim Bôi thực hiện dồn đổi trên 350 ha đất nông nghiệp trong năm 2024

(09/05/2024)
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức, cá nhân và hộ dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tích tụ, thực hiện các quyền của người sử dụng đất góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, UBND huyện Kim Bôi đã ban hành Kế hoạch thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2024, với mục tiêu trong năm nay thực hiện dồn đổi được 354,8 ha đất nông nghiệp.

Tập trung sản xuất vụ Đông Xuân và chuẩn bị các điều kiện vụ Hè Thu, vụ Mùa thắng lợi

(08/05/2024)
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ tháng 5-7/2024. Hiện nay, lúa vụ Xuân trà sớm giai đoạn đỏ đuôi - thu hoạch, trà chính vụ trỗ bông -phơi màu, trà muộn đòng già -trỗ; ngô trỗ cờ-phun râu. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do điều kiện thời tiết bất thuận gây ra cho cây trồng vụ Xuân, đồng thời chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các điều kiện phục vụ sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2024; ngày 07/5/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 116/SNN-TTBVTV về chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2024.

Kim Bôi: Chủ động triển khai sản xuất vụ Mùa – Hè thu năm 2024

(06/05/2024)
Vụ Đông năm 2023, toàn huyện Kim Bôi đã gieo trồng được 1.861,4 ha cây trồng hằng năm, đạt 102,8% kế hoạch, bằng 99,3% cùng kỳ. Cây rau đậu các loại là 857,32 ha, đạt 119,6% kế hoạch, bằng 99,7% cùng kỳ, năng suất 144,2 tạ/ha, đạt 99,4% kế hoạch, bằng 95,1% cùng kỳ; Cây khác là 230,7 ha, đạt 105,8% kế hoạch, bằng 100,3% cùng kỳ.

Đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp OCOP góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh

(04/05/2024)
Qua 5 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hòa Bình đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Triển khai hiệu quả các quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh

(03/05/2024)
Sau 5 năm Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành, các chính sách bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được triển khai hiệu quả, đem lại lợi ích trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên, hạn chế đáng kể tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép; góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tiếp tục phòng trừ rầy hại lúa vụ Xuân 2024

(02/05/2024)
Ngày 29/4, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 194/TTBVTV gửi Phòng NN & PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố yêu cầu về việc tiếp tục phòng trừ rầy hại lúa vụ Xuân 2024.

Đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024

(26/04/2024)
Ngày 26/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 về giảm nghèo bền vững tỉnh) đã có Công văn số 953/LĐTBXH-BTXH về việc đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024.

Phát triển ngành Chăn nuôi theo hướng tập trung, ưu tiên các sản phẩm chủ lực

(23/04/2024)
Giai đoạn 2016 – 2024, ngành Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, đã phát huy được lợi thế của địa phương để phát triển một số loại vật nuôi chủ lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Năng suất, chất lượng được nâng cao, hiệu quả chăn nuôi ngày càng rõ rệt. Qua đó góp phần tăng sức cạnh tranh sản phẩm và mở rộng thị trường.

Hiển thị 1 - 40 of 354 kết quả.