Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động phong trào thi đua "Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình”, giai đoạn 2024-2030, như sau:
Nội dung phong trào thi đua: Phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm sản. Phát triển dịch vụ hậu cần và logistics phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, bảo hộ nhãn hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị, áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư vào vùng sản xuất trọng tâm.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Giải pháp về đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế với các mặt hàng nông, lâm sản chủ lực của tỉnh có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh. Giải pháp về cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; đáp ứng các yêu cầu phi thuế quan của thị trường nhập khẩu. Giải pháp về phát triển dịch vụ hậu cần và logistics phục vụ xuất khẩu. Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại, bảo hộ nhãn hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Giải pháp về khoa học công nghệ. Giải pháp về cơ chế, chính sách và nguồn vốn thực hiện. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, tập huấn.
Tiêu chí thi đua đối với tập thể: Là đơn vị tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/2019/NQ-CP, ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 28/12/2022 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 226/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025. Tích cực nghiên cứu ban hành hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, cơ chế, chính sách. Đồng thời nghiên cứu áp dụng, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương vào điều kiện thực tế của địa phương. Triển khai thực hiên các nhiệm vụ, lồng ghép nội dung về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền giao đảm bảo tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị ghi nhận.
Có những hoạt động thiết thực có ảnh hưởng tích cực tới công tác sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, như tổ chức tốt các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại đối với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung áp dụng sản phẩm nông nghiệp tốt, sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt đối với việc phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng phát triển thị trường nông sản, các kênh phân phối, đa dạng hóa thị trường đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất.
Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nông lâm thuỷ sản đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu. Cung cấp thông tin thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh; các quy định khi xảy ra tranh chấp thương mại. Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.
Đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết đầu tư vùng nguyên liệu, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ chế biến, quy trình quản lý để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời, mời gọi những doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ năng lực, nội lực, có đủ tiêu chuẩn tham gia, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông lâm thủy sản cũng như xuất khẩu sản phẩm chè, quế, dâu tằm, măng tre, tinh bột sắn… của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết ngang giữa nông dân trong hợp tác xã, doanh nghiệp; lấy doanh nghiệp và hợp tác xã dẫn dắt, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các hộ dân, tổ hợp tác trong chuỗi giá trị. Đẩy mạnh liên kết vùng trong tỉnh, các tỉnh trong vùng và cả nước.
Tiêu chí thi đua đối với cá nhân: Có nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 53/2019/NQ-CP, ngày 17/7 năm 2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 28/12/2022 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 226/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025.
Chỉ đạo hoặc tham mưu tổ chức triển khai phong trào thi đua thực hiện lồng ghép nội dung về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án do Sở, ngành địa phương thực hiện đảm bảo tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả có tác động tích cực tới công tác sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, được cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị ghi nhận.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức tốt; thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đóng góp tích cực, rõ nét và hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, cơ quan đơn vị.
Được cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn, bình xét đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua./.