ListNewByCategory

Phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi

(01/08/2022)
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết nắng nóng đã và đang diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi. Đặc biệt, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35 - 37 độ, có nơi trên 37 độ. Độ ẩm tương đối thấp trong ngày phổ biến 50 - 65%. Đây là điều kiện thời tiết bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Chủ động phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh

(22/07/2022)
Theo báo cáo từ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết từ đầu năm 2022 tới nay (từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022): đã có 17 xã, phường có dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), dịch xuất hiện tại 05 huyện, thành phố với tổng số lợn ốm, chết và tiêu hủy: 2.825 con = 113.494 kg. Trong đó: Lợn nái và đực giống đang khai thác: 649 con = 51.563 kg; Lợn con, lợn thịt các loại: 2.176 con = 61.931 kg.

Tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ

(12/07/2022)
Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng khẳng định được vai trò là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề thách thức của xã hội. Những năm qua tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều chính sức hỗ trợ triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng kết quả KH&CN trên địa bàn, đem lại hiệu quả thiết thực.

Phát huy hiệu quả liên kết sản xuất trong chăn nuôi

(07/07/2022)
Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân thông qua mô hình hợp tác xã để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản là chủ trương đúng đắn và đã chứng minh được hiệu quả tích cực trong thời gian qua.

Đà Bắc: Ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội các xã vùng hồ

(16/05/2022)
Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 – 2025 được áp dụng cho 34 đơn vị hành chính cấp xã vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình. Trong đó huyện Đà Bắc, gồm 12 xã, thị trấn: Nánh Nghê, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Đồng Chum, Toàn Sơn, Đồng Ruộng, Yên Hòa, Mường Chiềng, Cao Sơn, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc.

Tháng 4: Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định

(22/04/2022)
Trong tháng 4, Ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đôn đốc các địa phương chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt, đã quản lý, thực hiện tốt công tác VSATTP trên địa bàn tỉnh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh thành về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021

(20/04/2022)
Theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Cần Thơ) về chỉ số; thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp

(18/02/2022)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 19/2/2022 miền Bắc tiếp tục bị ảnh hưởng của không khí lạnh trời có khả năng chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 10-140C, vùng núi cao có nơi dưới 50C có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết kéo dài liên. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra; đảm bảo an toàn cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với tình hình rét đậm, rét hại sắp diễn ra.

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

(16/11/2021)
Vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Theo đó, khả năng, điều kiện được tiếp cận lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng ngày càng trở thành một quyền cơ bản của mọi người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhất quán mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; sử dụng hiệu quả đất lúa với kế hoạch chặt chẽ giữ ổn định diện tích lúa theo phân khai của Trung ương. Phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cải thiện chế độ dinh dưỡng của người dân với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân ở mọi vùng, trong mọi hoàn cảnh.

Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

(27/09/2021)
Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đến nay, cả 3 loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của tỉnh là kinh tế hộ và kinh tế trang trại, hợp hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp đều không ngừng đổi mới, phát triển.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021

(17/09/2021)
Ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Dự và chủ trì tại điểm cầu Hà Nội, có đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cũng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen vịt Bầu Bến

(21/08/2017)
Vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng Chợ Bến, huyện Lương Sơn. Đây là một trong những vật nuôi có đặc điểm di truyền quý giá, đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng, rơi vãi, các loại côn trùng và các loại sinh vật khác trong tự nhiên, đủ sức chống chịu với nhiều loại bệnh.

Giá lợn hơi tăng gấp đôi, người dân không còn để bán

(03/08/2017)
Những ngày gần đây, trên thị trường giá lợn hơi tăng gấp đôi, tuy nhiên, sau đợt giảm giá kỷ lục, hầu hết các hộ nuôi lợn đều đã bán tháo, nhiều hộ mổ thịt nên dù giá có tăng hơn nữa, họ cũng không còn lợn để bán…

Bò giống trao tay, nhận ngay “cơ nghiệp”

(07/06/2017)
Với hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, không dễ có được cơ hội để kinh tế đi lên. 400 con bê cái sinh sản mà Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho hộ nghèo 2 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn mới đây đã nhen nhóm lên hy vọng thay đổi cuộc sống của bà con.

Hướng tới việc giữ gìn, khai thác thủy sản bền vững

(07/06/2017)
"Ngay sau khi được tổ công tác Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) trong lĩnh vực thủy sản, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) giảm hẳn. Không còn tình trạng hàng chục chiếc thuyền dàn hàng, ngang nhiên dùng xung điện để đánh bắt cá trái phép như trước nữa”, đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết.

Nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn bản địa có sự quản lý

(11/05/2017)
- Những năm trước đây, ông Đinh Văn Tiên ở xóm Giằng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng nuôi giống lợn địa phương nhưng quy mô nhỏ lẻ chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình. Kể từ năm 2014, nhận thức về chăn nuôi theo hướng hàng hóa dần thay đổi, ông mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Đến nay, gia trại của gia đình ông đã nuôi 18 con lợn bản địa, trong đó có 3 lợn nái, 1 lợn đực giống và 14 con nuôi thương phẩm. Từ mô hình đã mang lại thu nhập vài chục triệu đồng/năm.

Chủ động phòng - chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

(22/03/2017)

Xuất hiện ổ dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò, hiện tượng chó nghi dại cắn người và vật nuôi, các bệnh khác xảy ra lẻ tẻ trên đàn gia cầm… là những quan ngại, cảnh báo người chăn nuôi cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt, trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn

(06/04/2015)
Theo số liệu của Cục Thống kê, tới nay trên địa bàn tỉnh tổng đàn trâu bò có trên 160 nghìn con, đàn lợn gần 350 nghìn con, tổng đàn gia cầm trên 3,7 triệu con, đàn dê trên 29 nghìn con. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thông qua việc thúc đẩy và hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng.

Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân năm 2013-2014

(24/12/2013)
Để chủ động phòng chống đói, rét dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vật nuôi, nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn gia súc chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2014. Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân năm 2013-2014. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

Mô hình nuôi gà ta thịt đem lại hiệu quả cao

(08/10/2013)
Với trên 10 năm nuôi gà, nuôi lợn anh Bùi Văn Có ở đội 7, xã Phú Lão, Lạc Thủy (hòa Bình) đã và đang thành công với mô hình này. Anh được nhiều người biết đến nhờ phát triển làm ăn kinh tế giỏi, nay gia đình anh đã vươn lên là hộ khá giả trong thôn, xóm.

Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về triển khai thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn nhập khẩu gia cầm trái phép, không bảo đảo đảm an toàn thực phẩm.

(18/05/2013)
Chiều 17/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố nhằm đánh giá kết quả 4 tháng thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm cấm nhập khẩu trái phép. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.

Tăng cường phòng chống dịch lợn tai xanh

(21/02/2013)
Ngày 20/2/ 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn số 05/CĐ-BNN-TY gửi các tỉnh, thành phố, các bộ ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi ong lấy mật

(28/01/2013)
Nghề nuôi ong lấy mật đã có từ lâu, tuy nhiên trước đây người nuôi ong chủ yếu nuôi với hình thức tự phát, nhỏ lẻ và sản phẩm từ mật ong nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Những năm gần đây, thu nhập từ mật ong mang lại lợi nhuận lớn. Nuôi ong không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu không lớn và công chăm sóc đơn giản. Chính thế mà nghề nuôi ong đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu phát triển kinh tế tại địa phương.

Nuôi gà ta thả đồng – hướng đi mới của nông dân xã Kim Bình

(17/01/2013)
Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi, người đi đường sẽ thấy rất nhiều “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng sau vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Chủ động phòng, chống đói rét cho gia súc

(04/01/2013)
Theo Chi cục Thú y tỉnh, hiện nay trên địa bàn có khoảng 165.000 con trâu, bò, trong đó chăn nuôi nhiều nhất là ở các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi… Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có rét đậm, rét hại kéo dài, tuy chưa có gia súc bị chết do rét nhưng nguy cơ trâu, bò bị chết rét vẫn còn tiềm ẩn nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm

(28/11/2012)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 166.000 con trâu, bò, 402.000 con lợn và hơn 3,3 triệu con gia cầm. Để chủ động chống rét cho đàn gia súc, gia cầm Chi cục Thú y tỉnh đang khuyến cáo nhân dân dự trữ thức ăn và tiêm các liều phòng ký sinh trùng; che chắn chuồng trại tránh gió lùa, không thả trâu, bò đi và đi làm vào buổi sáng sớm, lúc nhiệt độ dưới 10oC; vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh, cho lợn ăn khẩu phần dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng chống các bệnh lở mồm long móng, cúm A/H5N1…

Làm giàu từ nghề nuôi rắn độc

(28/11/2012)
Với ý chí và quyết tâm làm giàu, chàng trai trẻ Dương Quốc Trung tiểu khu Thạch Lý (Đà Bắc, Hòa Bình) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hồ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất ra thị trường 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Phát triển kinh tế trang trại, hướng đi cho sản xuất nông nghiệp ở Hòa Bình

(11/06/2012)
Xác định việc phát triển kinh tế trang trại là hướng đi hiệu quả để giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu nên thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Với chính sách hợp lý cộng cách làm sáng tạo của người nông dân những vùng đất khó năm nào đang đơm hoa, kết trái cho quả ngọt giúp người dân nơi đây làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hỗ trợ Hòa Bình phòng chống dịch bệnh tai xanh

(07/06/2012)
Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) 18.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ 3 tỉnh: Lai Châu, Bình Thuận, Hoà Bình phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

Tốt nghiệp cử nhân về quê nuôi lợn rừng

(12/04/2012)
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Diễn tập phòng chống dịch cúm A/H5N1

(16/05/2010)

Ngày 15/5, BCĐ Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh đã tổ chức diễn tập phòng chống đại dịch cúm A/H5N1 ở người tại huyện Cao Phong. Tỉnh ta là một trong số 14 tỉnh thành trong cả nước triển khai hoạt động diễn tập mô hình phòng chống đại dịch cúm A/H5N1.

Hoà Bình: Mô hình kinh tế nuôi dế mới ở Đà Bắc

(15/12/2009)

Vào tháng 7/2009 trong một chuyến đi chơi ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Đinh Quang Nhậm ở thôn Mu, thị trấn Đà Bắc (Hoà Bình), đến thăm một hộ gia đình nuôi dế công nghiệp cho thu nhập cao. Lúc ra về hai ông mua 3 chậu dế giống gần 400 con với giá 800 nghìn đồng/chậu.

Nuôi nhím - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Bắc Sơn (Hoà Bình)

(15/12/2009)

Không chỉ thành công với với việc chuyển đổi và nhân rộng cánh đồng cho thu nhập cao, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã triển khai nuôi thí điểm động vật hoanh dã và thành lập Hội chăn nuôi động vật hoang dã sinh trưởng, sinh sản xã Bắc Sơn. Hình thức chăn nuôi này đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký cho phép nuôi.

Thanh Hối (Hoà Bình): Thử nghiệm nuôi và bảo tồn giống ong vò vẽ

(15/12/2009)

Với mục tiêu xây dựng qui trình kỹ thuật phù hợp cho việc nuôi ong vò vẽ tại nhà, bảo tồn giống cho các năm sau và phát triển sản xuất bền vững, xác định thị trường trước mắt và tiềm năng cho sản phẩm ong vò vẽ, tháng 6/2009, Trạm KNKL Tân Lạc thực hiện thử nghiệm PTD nuôi và bảo tồn giống ong vò vẽ tại 10 hộ nông dân ở xóm Chiềng Nen, xã Thanh Hối (Hoà Bình) với qui mô 108 tổ.

Hội nông dân Tân Lạc: Xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh

(15/12/2009)

(HBĐT) - “Hội nông dân Tân Lạc coi công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội là công tác trọng tâm. Chúng tôi xác định phát triển tổ chức Hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công tác Hội nông dân.” Đó là những tâm sự của chị Trần Thu Huyền - Chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Lạc khi trò chuyện với chúng tôi.

Lạc Thủy: Khôi phục đàn gia súc, gia cầm

(15/12/2009)

(HBĐT) - Sau khi chịu ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, huyện Lạc Thủy đã khẩn trương khôi phục trở lại đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn trâu của toàn huyện hiện đã tăng 10%, đàn bò tăng 13,2%, đàn lợn tăng 13,9% và đàn gia cầm tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2007.

Hiển thị 61 - 101 of 101 kết quả.