DetailController

Chăn nuôi

Thanh Hối (Hoà Bình): Thử nghiệm nuôi và bảo tồn giống ong vò vẽ

15/12/2009 00:00

Với mục tiêu xây dựng qui trình kỹ thuật phù hợp cho việc nuôi ong vò vẽ tại nhà, bảo tồn giống cho các năm sau và phát triển sản xuất bền vững, xác định thị trường trước mắt và tiềm năng cho sản phẩm ong vò vẽ, tháng 6/2009, Trạm KNKL Tân Lạc thực hiện thử nghiệm PTD nuôi và bảo tồn giống ong vò vẽ tại 10 hộ nông dân ở xóm Chiềng Nen, xã Thanh Hối (Hoà Bình) với qui mô 108 tổ.

Trong quá trình thực hiện, Trạm đã tiến hành thảo luận với một số thành viên trong nhóm về ý tưởng phát triển kỹ thuật nuôi ong vò vẽ, thống nhất ý tưởng và thành lập nhóm; thống nhất một số nội dung liên quan đến kỹ thuật cắt ong, thiết kế vườn nuôi; Nhóm thực hiện việc cắt ong tổ ong ngoài tự nhiên từ tháng 5 - 7 hàng năm, đặt ong và nuôi tại các vườn hộ tìm; Họp nhóm thúc đẩy và nhóm thực hiện thảo luận, chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong vò vẽ; Tiếp tục chăm sóc, cắt cỏ phía dưới tổ ong và xung quanh; Đốt ong, bán sản phẩm ra thị trường và sử dụng trong gia đình. Các hộ thực hiện mô hình đã tuân thủ các qui trình kỹ thuật chung với tổng số 108 tổ, hộ nuôi nhiều nhất là 30 tổ, hộ nuôi ít nhất là 2 tổ, giá mỗi tổ ong vò vẽ bán ra thị trường từ 70 - 100.000 đồng. Sau 3 tháng thực hiện, các hộ bán sản phẩm thu được 9,8 triệu đồng. Qua tìm hiểu được biết, ong vò vẽ là loại rất hung tợn nếu bị đốt có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, làm kinh tế rất hiệu quả. Rượu ngâm ong vò vẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhộng ong được coi là món ăn bổ dưỡng. Qua trao đổi với 1 số hộ thực hiện nuôi ong vò vẽ được biết, đây là một nghề khá mạo hiểm mặc dù vốn đầu tư không lớn mà chủ yếu nhờ vào sự may rủi của thiên nhiên thời tiết. Là một loại vật nuôi có nguồn gốc từ núi rừng và là ấu trùng, nên việc nhân giống ban đầu hết sức tỉ mỉ và khó khăn. Để duy trì và nhân giống cần phủ rơm rác phủ kín tổ ong tạo nơi trú ngụ cho ong trưởng thành và giữ chân ong tại vườn nhà. Đến mùa sinh sản và xây tổ, mỗi con trưởng thành sẽ tự tách đàn và tự xây thành tổ riêng trong vườn nhà. Trong quá trình nuôi và nhân giống gặp khó khăn về con giống như nếu thời tiết không thuận lợi cộng với việc bị nhiễm độc thì ấu trùng có thể bị hỏng hay ong chúa kém thì ong thợ có thể bỏ tổ bay đi nơi khác.

Qua thử nghiệm ban đầu có hiệu quả đa số hộ thực hiện mô hình đều cho rằng nuôi ong có thể trở thành nghề và mở rộng để trở thành thế mạnh của địa phương để vươn lên phát triển kinh tế và từng bước thoát nghèo.