ListNewByCategory

Hiệu quả trồng đậu tương ở huyện Cao Phong

(17/01/2011)
Cao Phong là huyện chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, người dân nơi đây rất chịu khó hăng say lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm đem lại thu nhập chính đáng cho gia đình và xã hội.

Khẩn cấp chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm

(17/01/2011)
Ngày 14/1, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát ký Công điện khẩn 03 gửi các tỉnh (trong đó có Hòa Bình) chỉ đạo khẩn cấp đối phó với tình hình thời tiết rét đậm, rét hại, phòng chống thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp tỉnh ta từng bước phát triển vững chắc

(14/01/2011)
Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, chiếm thị phần đáng kể trong tổng thu nhập GDP của tỉnh. Trong những năm qua nông nghiệp có bước phát triển tiến bộ, sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa, ngô tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến nông sản. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển hướng đa dạng hóa và định hướng theo thị trường.

Có 233 con trâu bò chết đói rét

(14/01/2011)
Tính đến nay toàn tỉnh có 233 con trâu bò ở 6 huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao phong, Lương Sơn và Yên Thủy bị chết đói rét, chủ yếu là bê, nghé và trâu bò già. Trong đó huyện Đà Bắc có số trâu bò chết nhiều nhất (178 con). Qua tìm hiểu thực tế ở huyện Đà Bắc cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đã di chuyển trâu bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt. Nhưng do không che chắn chuồng trại và không chuẩn bị thức ăn dự trữ nên khi đưa về nuôi nhốt, trâu bò vẫn bị chết vì đói rét.

Dự trữ nước đảm bảo phục vụ sản xuất vụ đông xuân

(14/01/2011)
Tỉnh đang trữ và giữ nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân. Hiện tại, 513 hồ chứa đã tích được 80-90% công suất thiết kế. Ngoài ra, hơn 600 bai kiên cố cũng đã tích trữ đủ lượng nước cần thiết, bảo đảm nước tưới cho vụ sản xuất

Khôn nguôi nỗi đau rừng vàng

(13/01/2011)
Khu Bảo tồn Ngọc Sơn - Ngổ Luông được thành lập cuối năm 2005, với diện tích hơn 19 nghìn ha. Đây là một vùng rừng đặc dụng hiếm hoi của tỉnh Hoà Bình, có nguồn gỗ quý hiếm. Có lẽ đó là một phần nguyên nhân dẫn đến nghịch lý là lâu nay Ngọc Sơn - Ngổ luông đã bị tàn phá dữ dội, bất chấp những nỗ lực của cơ quan chức năng.

Xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) được mùa mía tím

(13/01/2011)
Thật tình cờ, chúng tôi đến thăm nhà ông Đinh Công Làn ở xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đúng lúc thương lái từ thành phố Hòa Bình lên mua mía tím. Nhà ông trồng 7000m2 với khoảng 45 nghìn cây mía tím. Khách hàng trả 6000 nghìn đồng/cây tại vườn và gia đình ông thu hoạch từ vườn mía khoảng 270 triệu đồng. Trừ chi phí sản xuất còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Đây là năm thứ hai gia đình ông Đinh Công Làn thắng lớn từ cây mía tím. Hiện cùng với việc thu hoạch sản phẩm, gia đình ông trồng thêm 1,3ha nâng diện tích mía lên 2 ha mía tím trong năm 2011.

Anh Hải sản xuất, chăn nuôi giỏi

(12/01/2011)
Anh Nguyễn Văn Hải ở xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình, là con một gia đình nông dân nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ chiến tranh , anh nhập ngũ vào bộ đội , sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự , anh trở về với người thân trong gia đình, hàng xóm, láng giềng , về với cuộc sống đời thường.

Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU

(12/01/2011)
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh ta có bước phát triển mới; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm đều tăng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo điều kiện để công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn có bước phát triển, góp phần quan trọng vào sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Gần 200.000 con trâu, bò được bảo vệ an toàn trong mùa rét

(10/01/2011)
Hòa Bình hiện có gần 200.000 con trâu, bò đang được bảo vệ an toàn trong các đợt rét đậm, rét hại nhờ việc biên soạn và in sao hàng trăm băng cát sét liên quan đến phòng, chống rét cho đàn trâu, bò để phát thường xuyên trên hệ thống loa công cộng.

Hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp

(07/01/2011)
Hiện toàn tỉnh có 124 HTX nông nghiệp và thủy sản, trong đó có 62 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 29 HTX tổ chức sản xuất nông nghiệp kết hợp với chế biến nông sản, 21 HTX trồng rau và cây ăn quả, 11 HTX dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Với tổng giá trị tải sản của các HTX nông nghiệp hiện ước tính khoảng trên 150 tỷ đồng, HTX đã thu hút được sự tham gia của trên 43000 xã viên, hộ xã viên, thành viên và người lao động. Các HTX nông nghiệp từng bước đa dạng hóa các ngành dịch vụ, hỗ trợ tích cực cho hộ và xã viên để phát triển kinh tế.

Không để trâu bò đói, rét và dịch bệnh

(07/01/2011)
Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Tam ở xóm Nghĩa, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn chúng tôi thực sự yên tâm khi đàn trâu hơn 10 con được chăm sóc chu đáo, nuôi nhốt trong chuồng có che chắn cẩn thận không bị gió lùa, mưa hắt, vệ sinh sạch sẽ. Nhà ông còn chuẩn bị sẵn một cây rơm, dăm tạ bột ngô và trồng thêm 300m2 cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho đàn trâu bò trong suốt mùa đông giá rét. Ông Tam cho biết, từ hai năm trở lại đây các hộ chăn nuôi ở thị trấn Vụ Bản đều nuôi nhốt và làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong vụ đông.

Tân Lạc tổ chức hội thảo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

(05/01/2011)
Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức hội thảo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 với sự tham gia của các đơn vị Nông nghiệp & PTNT, Kinh tế & Hạ tầng, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Ban CHQS, Công an, Kiểm lâm và Lâm trường Tân Lạc.

Vươn lên từ nguồn vốn vay ưu đãi

(23/12/2010)
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCS) cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở tỉnh ta đã mạnh dạn phát triển kinh tến gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Lạc Sơn: Làm tốt công tác phòng, chống đói rét cho trâu, bò.

(21/12/2010)
Huyện vùng cao Lạc Sơn (Hòa Bình), hiện có 41 nghìn con gia súc. Từ nhiều năm nay, việc chăn nuôi chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình, nhỏ lẻ nên công tác tuyên truyền gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo phòng chống đói rét tốt cho đàn gia súc trong mùa đông tới, huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện tốt việc tích trữ nguồn thức ăn cho trâu, bò. Ông Bùi Văn Diển-Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lạc Sơn cho biết: Trận rét đậm, rét hại kéo dài cuối năm 2007, đầu 2008 đã để lại bài học kinh nghiệm cho chúng tôi. Để không vấp phải những sai lầm như trước đây, chúng tôi cũng đã tham mưu cho chính quyền huyện đưa ra những biện pháp cấp bách trong phòng chống đói rét cho trâu, bò. Tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống từng xã vận động bà con tích trữ nguồn thức ăn cho đàn gia súc nhằm đảm bảo sức kéo cho người nông dân trong vụ Đông xuân 2010-2011.

Chàng trai bỏ phố lên rừng để làm giàu

(21/12/2010)
Mùa đông này, lên xã vùng cao Lũng Vân, huỵện Tân Lạc, nhìn màu xanh bạt ngàn của những giàn su su trĩu quả, các mế, các chị cần mẫn hái quả, bó ngọn su su chuyển về Thủ đô tiêu thụ, khiến lòng người ấm lại. Bởi, mới chỉ một, hai năm trước đây thôi, mấy chục héc ta đất Đồng Luông, Bãi Lìm còn bỏ hoang hoá cho cỏ dại mọc.

Hỗ trợ phát triển sản xuất ở Hòa Bình phải chạy đua theo thời vụ

(21/12/2010)
Năm 2010 là năm kết thúc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010). Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh Hòa Bình, đến thời điểm này đã có 11 huyện, thành phố hoàn tất việc phân khai vốn, phấn đấu tháng 12 hoàn thành kế hoạch. Riêng đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, do đặc thù phụ thuộc vào thời vụ sản xuất nông nghiệp nên thời gian không còn nhiều, các địa phương trong tỉnh đang rốt ráo triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án theo đúng lộ trình.

Vươn lên từ nguồn vốn vay ưu đãi

(17/12/2010)
Từ nguồn vốn vay ưu đãi cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua, nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách ở tỉnh ta đã tập trung phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo, làm cho bộ mặt nông thôn thực sự khởi sắc.

Nữ trưởng thôn làm kinh tế giỏi

(16/12/2010)
Chị Đinh Thị Quyết ở thôn Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, được nhiều người biết đến không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà còn là một trưởng thôn năng động, dám nghĩ, dám làm

CCB huyện mai châu giúp nhau xoá nhà tạm

(30/11/2010)
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn mới dựng, CCB Bùi Văn Dung, xóm Lào, xã Phúc Sạn (huyện Mai Châu) kể lại những ngày đầu khó khăn sau cơn bão số 5 (năm 2007) đi qua. Ngày đó, sau bao năm làm lụng vất vả và tiết kiệm, vợ chồng anh chị đã dựng được ngôi nhà sàn trị giá trên 100 triệu đồng

Chủ động đối phó với hạn hán trên diện rộng

(28/11/2010)
Năm nay, lượng mưa bình quân trên toàn tỉnh đạt 1.592 mm thấp hơn mức trung bình nhiều năm. Mực nước thủy điện Hòa Bình đang ở mức cốt 106m, thấp hơn mực nước trung bình hàng năm hơn 10m. Hầu hết các hồ chứa phục vụ cho sản xuất vụ đông- xuân 2010-2011 cũng thấp hơn từ 1- 2m so với mọi năm. Với thời tiết như này, thì hạn hán nặng trên diện rộng trên toàn tỉnh là khó tránh khỏi.

Chủ động sản xuất vụ chiêm - xuân 2011

(25/11/2010)
Tổng diện tích vụ chiêm -xuân 2010-2011 toàn tỉnh là 78.600 ha, trong đó cây vụ đông năm 2010 ước đạt 9.000 ha và vụ xuân 2011 phấn đấu gieo trồng 69.600 ha. Riêng cây lương thực có hạt vụ chiêm -xuân là 35.000 ha, tổng sản lượng cây có hạt đạt 174.650 tấn, trong đó có 84.000 tấn lúa, 90.650 tấn ngô.

Chủ động phòng chống đói rét cho đàn trâu bò

(18/11/2010)
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết có khả năng xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Sở NN&PTNT chỉ đạo các huyện, thành phố tập trung quyết liệt thực hiện một số biện pháp phòng chống đói rét cho trâu, bò.

Trồng su su lấy ngọn – cơ hội làm giàu cho nông dân

(11/11/2010)
So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Tỷ phú trên đất bỏ hoang

(11/11/2010)
Cách đây hơn 10 năm, anh Bùi Văn Thiêng ở Phố Bưởi, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi được người dân nơi đây gọi là “Thiêng hâm”, bởi ngày nào họ cũng thấy anh vác cuốc, xẻng vào bãi chăn thả trâu bò bỏ hoang của xã từ sáng đến tối lặn mặt trời mới về. Đất ở đây, phần sỏi nhiều hơn phần đất đến cây cỏ cũng chẳng mọc được. Nhưng mặc cho lời qua tiếng lại của dân làng, anh đã cùng vợ quyết tâm cải tạo và khai hoang trồng 7 ha cây ăn quả, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và ao thả cá...mỗi năm mang lại cho gia đình anh nửa tỷ đồng.

Người tâm huyết với xóa nghèo vùng cao

(08/11/2010)
Từ khi cây chè Hoà Bình được biết đến với thương hiệu Pà Cò - Mai Châu và Núi Biều - Đà Bắc thì đồng bào vùng cao nơi đây cũng có cơ hội để xóa đói giảm nghèo. Người có công đầu trong việc tạo dựng thương hiệu ấy là ông Đỗ Minh Hòa ở Cty Sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền.

Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy sản

(08/11/2010)
Toàn tỉnh có 136 hồ chứa thủy lợi diện tích từ 5 ha trở lên, trên 8.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình cùng các sông, suối, khe lạch, ao, hồ có thể đưa vào khai thác để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, tỉnh có hệ thống loài cá phong phú, đa dạng với các loại cá truyền thống như: chắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính. Tỉnh còn có nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao như: lăng, dầm xanh, anh vũ... được ưa chuộng trên thị trường.

Hiệu quả từ Đề án trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả

(04/11/2010)
Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp phù hợp với tình hình của địa phương và cơ chế sản xuất hàng hoá, cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, huyện Kim Bôi đã xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể từng năm và từng giai đoạn mà trọng tâm là Đề án phát triển nông, lâm nghiệp giai đoạn 2005-2010. Sau hơn 4 năm, Đề án trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả triển khai đã nhận được sự ủng hộ của các hộ nông dân và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Sản xuất Nông nghiệp Bắc bộ: Vẫn chờ nước

(29/10/2010)
Tại miền Bắc, lượng nước trữ trong các hồ thủy lợi, thủy điện ít, mực nước hạ du các sông lớn thấp, diễn biến xâm nhập mặn nhiều. Vào những tháng cuối năm, sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc đang đối điện với nhiều khó khăn của hạn hán

Đà Bắc: Mô hình “ nhân giống đậu tương DT84 “ đạt năng suất cao.

(25/10/2010)
Trong vụ hè thu vừa qua, Trung tâm khuyến nông- khuyến ngư Hòa Bình phối kết hợp với Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm huyện Đà Bắc thực hiện mô hình trình diễn “nhân giống đậu tương” tại xã Hào Lý- huyện Đà Bắc- tỉnh Hòa Bình. Mô hình có quy mô 13ha giống đậu tương DT84, cùng với sự tham gia của 65 hộ dân, mục đích của mô hình là chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng từng bước nâng cao đời sống của nông dân và người nông dân có thể tự mình nhân giống làm tư liệu sản xuất cho những vụ tiếp theo.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá dầm xanh ở Vạn Mai

(25/10/2010)
Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ năm 1989, cựu chiến binh (CCB) Hà Văn Quang ở xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi cá dầm xanh kết hợp với trồng luồng, kinh doanh dịch vụ.

Hỗ trợ giống cây trồng cho 15 địa phương

(22/10/2010)
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 2.800 tấn hạt giống lúa, 200 tấn hạt giống ngô, 110 tấn hạt giống rau từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 15 tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiển thị 721 - 760 of 799 kết quả.