ListNewByCategory

Hòa Bình: Hướng tới phát triển bền vững Cây Mía, xuất khẩu ra thị trường thế giới

(01/08/2023)
Sản phẩm mía tươi của Việt Nam đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường thế giới. Để đảm bảo xuất khẩu, cây mía phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước và độ đường. Hòa Bình là tỉnh được biết đến với nhiều loại sản vật, trong đó có 2 nông sản đặc trưng là cây có múi và mía. Những năm gần đây, cây mía được phát triển thành cây trồng chủ lực của tỉnh, đóng góp khoảng 18% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Hướng dẫn Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(01/08/2023)
Ngày 31/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1238/UBND-KTN về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 237/2023/NQ-HĐND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025.

Mùa Cam chín - Một sản phẩm du lịch hấp dẫn của huyện Cao Phong

(28/07/2023)
Cam Cao Phong là sản phẩm đặc sản của vùng trồng Cam huyện Cao Phong. Quả Cam nơi đây có mẫu mã đẹp, mọng nước, vị ngọt thanh mát đặc trưng nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống Cam này đã giúp cho mảnh đất Cao Phong từ chỗ chỉ là một huyện miền núi thuần nông trở thành một điển hình thành công trong việc phát triển cây trồng có múi của cả nước.

Sự vào cuộc của các doanh nghiệp sẽ giúp mở thêm cơ hội xuất khẩu cho trái cây có múi của tỉnh

(25/07/2023)
Từ tháng 12/2022, Hợp tác xã Đại Đồng, xã Ngọc Lương, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức Buổi lễ xuất khẩu chuyến Bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Vương quốc Anh. Số lượng bưởi xuất khẩu đạt khoảng gần 11 tấn. Đáng chú ý, đây không phải là lô hàng đầu tiên mà là lô hàng thứ hai, sau sản phẩm Bưởi đỏ Tân Lạc đã được xuất sang Anh, cũng trong năm 2022.

Chủ động quản lý tốt các đối tượng dịch hại cây trồng vụ Mùa, Hè Thu 2023 góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp

(25/07/2023)
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, thời tiết trong vụ Mùa, Hè Thu số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông. Bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta phù hợp với quy luật khí hậu, các tháng từ 7- 9/2023 sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ. Ngoài ra, tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 7/2023

(18/07/2023)
Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt. Nhiệm vụ điều tiết nước được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tích nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ

(18/07/2023)
Thời gian qua, tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, đầu tư quy mô, sản xuất theo chuỗi liên kết, qua đó gia tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho người dân.

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho Sản phẩm “Miến dong Cao Sơn” của huyện Đà Bắc

(04/07/2023)
Miến dong Cao Sơn là sản phẩm của huyện Đà Bắc, được làm từ củ Dong riềng, một loại cây lương thực được trồng nhiều trên địa bàn các xã của huyện, đặc biệt là xã Cao Sơn. Củ Dong là một loại thực phẩm khá quen thuộc với rất nhiều người, loại củ này có thành phần dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, hàng chục năm qua, người dân xã Cao Sơn đã phát triển trồng Dong riềng, có những năm, diện tích Dong riềng toàn xã đạt trên 300 ha. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên củ Dong riềng trồng ở Cao Sơn cho năng suất, chất lượng tốt: củ nạc ít xơ, trắng, nhiều bột, tỷ lệ bột đạt 13,5 - 16,4%.

Dồn điền đổi thửa tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

(04/07/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ của vùng Tây Bắc; có nhiều điều kiện lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao; tiếp giáp với thị trường rộng lớn là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Tổng diện tích đất trồng trọt toàn tỉnh là 92,632 nghìn ha; trong đó đất lúa là 31,167 nghìn ha; đất trồng cây hàng năm là 30,982 nghìn ha; đất trồng cây lâu năm là 30,482 nghìn ha.

Nâng cao chất lượng nông sản địa phương

(30/06/2023)
Để nâng cao chất lượng nông sản địa phương, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát sản phẩm nông nghiệp và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi được sử dụng các sản phẩm có chất lượng, an toàn thực phẩm.

Đà Bắc: Nâng cao năng suất chất lượng của Lúa J02 giúp người dân xóa đói giảm nghèo

(28/06/2023)
Là huyện vùng cao của tỉnh, Đà Bắc có điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù. Sự đan xen giữa những dạng địa hình đồi núi, sông suối đã hình thành nên các dải đất có độ dốc tương đối lớn. Từ bao đời nay, nơi đây là nhà chung của những cộng đồng người Kinh, người Dao, người Tày. Họ chùng nhau sinh hoạt, sản xuất kinh tế và giữ gìn bản sắc.

Kim Bôi: Triển khai thực hiện hiệu quả những chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số

(23/06/2023)
Những năm gần đây, với sự hiện diện của các HTX đang giúp các thành viên, hộ nông dân liên kết thay đổi tư duy, tập quán canh tác, phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi ngày càng khởi sắc. Kim Bôi hiện có 4 xã vùng I, 7 xã đặc biệt khó khăn và 21 thôn ở các xã vùng I, II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Để nâng cao đời sống cho người dân, huyện đã đẩy mạnh hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.

Ngành nông nghiệp chủ động bám sát đồng ruộng và cơ cấu mùa vụ để sản xuất

(20/06/2023)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,45%, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95,55%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,69%, bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Nhìn chung trong và 6 tháng đầu năm tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Do vậy, tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Kết quả công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh

(13/06/2023)
Thời gian qua, các cấp chính quyền và sở, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh, giảm thiểu vi phạm trong lĩnh vực này, đồng thời hạn chế được rủi ro cho người nông dân.

Triển khai các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ Hè thu, vụ Mùa năm 2023

(13/06/2023)
Hiện nay, các địa phương đã cơ bản thu hoạch xong diện tích trà lúa xuân muộn; các cây rau, màu vụ xuân đã và đang thu hoạch rộ; một số nơi đã làm đất và gieo mạ trà lúa mùa sớm. Để đảm bảo thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Hè Thu; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hướng dẫn thực hiện giải pháp kỹ thuật trên cây lúa, rau màu và cây ăn quả như sau:

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản

(06/06/2023)
Ngày 05/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 796//UBND-KTN về việc triển khai Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 01/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu năm 2023

(02/06/2023)
Vụ đông xuân năm 2022 - 2023, mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn về thời tiết và tác động bất lợi của thị trường nhưng vẫn cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Đà Bắc: Phát huy thế mạnh kinh tế rừng

(26/05/2023)
Ngay sau khi Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 30/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển bền vững rừng sản xuất được ban hành các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện Đà Bắc đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và tầng lớp nhân dân, từng bước dần hình thành tư duy, nhận thức mới về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Yên Thủy: Phấn đấu thực hiện thắng lợi chỉ tiêu sản xuất năm 2023

(23/05/2023)
Vụ Đông xuân năm 2023, toàn huyện Yên Thủy đã thực hiện gieo trồng được 644,18 ha lúa, tăng 11 % so với kế hoạch, tăng 9,2 % so với cùng kỳ. Ước năng suất sản lượng cây lương thực có hạt đạt và vượt so với kế hoạch. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện duy trì ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Diện tích trồng rừng được 530 ha đạt 106 % so với kế hoạch, tăng 145,2% so với cùng kỳ; trồng cây phân tán đạt trên 37.100 cây; chăm sóc bảo vệ rừng được các địa phương quan tâm, góp phần duy trì độ che phủ rừng. Hoạt động trên của các cấp, các ngành và bà con nông dân trong huyện đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất đã đề ra.

Kim Bôi: Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng

(19/05/2023)
Từ năm 2020 đến nay, công tác hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện và đã đạt được những kết quả tích cực. Thông qua dự án, các hộ được hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng; hỗ trợ giống cây mới (keo tai tượng úc) có sức sinh trưởng nhanh, rễ cây đâm sâu cây không bị đổ sau mưa bão, lượng sinh khối của cây tăng lên gấp 02 - 03 lần so cây bản địa.

Lạc Thủy: Phấn đấu thực hiện thắng lợi vụ Mùa – Hè thu năm 2023

(17/05/2023)
Sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 của huyện Lạc Thủy đạt diện tích theo kế hoạch, đạt chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, vượt chỉ tiêu về sản lượng lương thực có hạt; nhân dân tích cực tham gia sản xuất; người sản xuất đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh trong sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, đàn đại gia súc duy trì, đàn gia cầm phát triển mạnh, các mô hình chăn nuôi mới được đưa vào sản xuất có hiệu quả như nuôi bò BBB, bò sữa; triển khai thực hiện tốt công tác chuẩn bị vật tư phục vụ sản xuất; hệ thống các công trình thuỷ lợi được khai thác sử dụng tốt, cơ bản đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất; kinh tế trang trại được duy trì phát triển, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Hòa Bình tập trung phát triển cây gỗ lớn

(11/05/2023)
Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên trên 459.062 ha, trong đó diện tích đất có rừng khoảng trên 237 nghìn ha (rừng tự nhiên: 141 nghìn ha; rừng trồng: 95 nghìn ha). Độ che phủ rừng đạt 51,69%.

Triển khai, thực hiện Phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(05/05/2023)
Ngày 5/5/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1083/SNN-TL gửi các Sở, ban, ngành (thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc triển khai thực hiện Phương án phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023 và rà soát các điểm dân cư có nguy cơ sạt, trượt để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa cuối vụ Xuân 2023

(04/05/2023)
Vụ Xuân năm 2023, toàn tỉnh gieo cấy 16.297 ha lúa. Hiện lúa trà sớm giai đoạn chắc xanh - chín sáp; trà chính vụ đòng già-trỗ; trà muộn đứng cái - ôm đòng. Hiện nay toàn tỉnh đã có 71,6 ha nhiễm bệnh đạo ôn lá; 51,0 ha nhiễm bệnh khô vằn; 2,0ha nhiễm rầy...; diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh có khả năng gây hại mạnh trong thời gian tới nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Hướng dẫn áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi

(04/05/2023)
Ngày 4/5/2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh) ban hành Công văn số 165/TTBCTV-NVCM gửi Phòng NN&PTNT các huyện; Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây ăn quả có múi hướng dẫn áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi.

Giám sát việc thực hiện cơ chế bảo vệ và phát triển rừng, gắn chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2020 đến nay

(21/04/2023)
Ngày 20/4/2023, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 18/KH-ĐGS về việc thực hiện cơ chế bảo vệ và phát triển rừng, gắn chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2020 đến nay.

Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(20/04/2023)
Ngày 11/4/2023, Hội nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 428-KH/HNDT triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4 trên địa bàn tỉnh

(19/04/2023)
Tháng 4, tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Do vậy, tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, sinh trưởng, phát triển tốt.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và rà soát, chấn chỉnh tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

(18/04/2023)
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 936/SNN-CNTY, ngày 17/4/2023 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023

(18/04/2023)
Hiện nay cây trồng vụ Đông xuân 2022-2023 đang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Lúa xuân làm đòng- trỗ bông; ngô 7-9 lá, lạc: phân cành- ra hoa; cây ăn quả: đậu quả -phát triển quả), là giai đoạn cây trồng mẫn cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận, cũng như các đối tượng sâu bệnh hại (bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột trên lúa; bệnh xì gôm- chảy mủ, bệnh đốm nâu, bệnh loét-sẹo, nhóm nhện nhỏ trên cây có múi,…vv), có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và sản lượng các loại cây trồng.

Công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh

(18/04/2023)
Tháng 3/2023, 02 đợt không khí lạnh vào các ngày 13 và 26/3 gây trời rét. Từ ngày 22-23/3, nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở tỉnh Hòa Bình, cũng là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023 (Lạc Sơn 39,40C và Kim Bôi 41,40C). Theo thống kê, đến ngày 10/4/2023 diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn hán (thiếu nước) là 7.135 ha, chiếm khoảng 31,11% diện tích tưới tiêu vụ Chiêm Xuân, trong đó địa phương bị hạn hán nặng nề gồm có các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn. Hiện tại các địa phương chưa có thiệt hại gì.

Hiển thị 161 - 200 of 368 kết quả.