ListNewByCategory

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

(15/12/2023)
Ngày 14/12, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành công văn số 938/SNN-CNTY gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Chăn nuôi và Thú y về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.

Tỉnh Hòa Bình: Tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã nâng cao thu nhập cho người lao động

(15/12/2023)
Theo đánh giá của Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hòa Bình, việc thành lập và hoạt động của HTX đã giúp bà con dân tộc thiểu số khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất; là động lực quan trọng để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh

(14/12/2023)
Thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030; tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố triển khai thực hiện. Tổ chức tuyên truyền các nội dung quan điểm, định hướng về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên các phương tiện thông tin, Chương trình khuyến nông tỉnh, kế hoạch sản xuất và các đề án sản xuất nông nghiệp mùa vụ hàng năm đến toàn thể bà con nhân dân trong tỉnh.

Tăng cường nguồn lực thúc đẩy hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản

(14/12/2023)
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc tích cực của các Sở, ngành, chính quyền địa phương đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản và xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu.

Tăng cường phối hợp trên lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội

(14/12/2023)
Thực hiện Chương trình phối hợp số 06, ngày 07/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, ngành nông nghiệp của hai địa phương đã chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm.

Tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi tìm hiểu về "Thực hiện Phong trào học tập suốt đời gắn với Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới" năm 2023. Dự hội nghị, có lãnh đạo Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và Hội Khuyến học tỉnh.

Triển khai Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

(14/12/2023)
Ngày 14/12, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 3664/SNN-KL gửi các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc triển khai Báo cáo số 644-BC/TU ngày 09/11/2023 và Kết luận số 952- KL/TU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới

(12/12/2023)
Chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã Kế hoạch số 184/KH-MTTQ-BTT ngày 22/3/2023 về triển khai thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2023; Hướng dẫn số 60/MTTQ-BTT ngày 28/2/2023 hướng dẫn thực hiện công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh gắn với thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh" năm 2023 để hướng dẫn, chỉ đạo MTTQ các cấp phối hợp các ngành các tổ chức thành viên triển khai thực hiện.

Mai Châu: Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

(05/12/2023)
Năm 2023, việc tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Châu được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, giáo dục, y tế được quan tâm; công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Lạc Thủy: Tích cực thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(05/12/2023)
Huyện Lạc Thủy có vị trí kinh tế quan trọng và nhiều điều kiện để phát triển theo hướng vùng kinh tế tổng hợp. Những phân tích về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình và các tiềm năng tài nguyên cho thấy Lạc Thủy là vị trí giao thoa giữa vùng đồng bằng Bắc bộ, nhất là khu vực các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hòa Bình. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 14,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng: Công nghiệp - Xây dựng 34,3%, Thương mại - Dịch vụ 41,7%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 24,0%. Tổng giá trị sản xuất đạt 7.585.672 triệu đồng (giá HH). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 72,43 triệu đồng.

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(05/12/2023)
Sáng nay 5/12, tại huyện Lương Sơn, các đơn vị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 16 tấn, trong 3 lô đơn hàng 48 tấn bưởi sang thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt trên 978 tỷ đồng

(30/11/2023)
Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh ước đạt 978,45 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2022, đạt mục tiêu đề ra. Nhiều doanh nghiệp mới tiếp tục được xuất khẩu, năm sau nhiều hơn năm trước. Các sản phẩm xuất khẩu tiếp tục được đa dạng, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì đã từng bước được nâng lên và phù hợp với thị hiếu của khách hàng tại các nước nhập khẩu.

Hiệu quả từ các giải pháp mới, nhằm đưa các đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng

(28/11/2023)
Hiện nay, nhiều đặc sản của tỉnh Hòa Bình được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, nhờ vào các giải pháp rất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính nhận diện thương hiệu. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã đẩy mạnh phát triển và quảng bá ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh tập trung xây dựng vùng sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn VieGAP, tiếp tục hướng tới xây dựng mã vùng trồng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Năm 2023, được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện quyết liệt; tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền ban hành văn bản quản lý điều hành làm cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đảm bảo quy định.

Chú trọng phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

(27/11/2023)
Cây ăn quả có múi (CCM) được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, có điều kiện thâm canh cao như vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại các huyện: Tân Lạc, bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn. Nhờ áp dụng kỹ thuật tốt đã đem lại năng suất cao, góp phần ốn định cuộc sống cho người dân.

Năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đạt khoảng 1.500 ha

(27/11/2023)
Năm 2023, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã được quán triển, triển khai đồng bộ tại các cấp chính quyền địa phương. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp đã được các địa phương quan tâm triển khai, cụ thể hóa các giải pháp tại các đề án, kế hoạch của ngành.

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

(24/11/2023)
Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, với diện tích tự nhiên hơn 4.590 km2; dân số hiện nay trên 87 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống (các dân tộc như: Mường, Kinh, Tày, Dao, Thái, H’Mông,...). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân, kinh tế - xã h ội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững;... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản lượng xuất khẩu Bưởi của tỉnh dự kiến tăng vọt so với năm 2022

(17/11/2023)
Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh cho biết: Chỉ sau 1 năm xuất khẩu, Bưởi Diễn Yên Thủy, Bưởi đỏ Tân Lạc đã mở rộng được thị trường ở nước ngoài. Năm nay, sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng vọt so với năm 2022. "Mùa vụ năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi chủ yếu để chào hàng, thử nghiệm thị trường, sản lượng chỉ được hơn 10 tấn. Năm nay, hiện tại, đơn hàng xuất khẩu đã đăng ký lên tới 70 - 80 tấn"... Sau hơn 1 năm bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ, đây thực sự là cú hích khiến loại trái cây này được quan tâm nhiều hơn. Tại Hòa Bình, nhiều doanh nghiệp chủ động tìm đến các nhà vườn để liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, cuối năm 2022, Hòa Bình chính thức xuất khẩu thành công Bưởi đỏ Tân Lạc, Bưởi Diễn Yên Thủy. Năm nay, để mở rộng vùng nguyên liệu xuất khẩu, Hòa Bình đã cấp thêm các mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu tại huyện Lương Sơn... Đến nay, Hòa Bình hiện có 3 huyện trồng bưởi tập trung để phục vụ các thị trường xuất khẩu, đặt kỳ vọng bưởi là loại trái cây mang lại nguồn thu lớn cho nông dân những năm tới đây. Cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi đang tập trung hỗ trợ, tư vấn các nhà vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu"…

Hiển thị 101 - 120 of 782 kết quả.