DetailController

Tin Nông nghiệp - Nông thôn

Tăng cường phối hợp trên lĩnh vực nông nghiệp giữa tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội

14/12/2023 16:30
Thực hiện Chương trình phối hợp số 06, ngày 07/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Thời gian qua, ngành nông nghiệp của hai địa phương đã chủ động kết nối, hỗ trợ nhau trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm.
Cam Cao Phong là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng được thị trường Hà Nội ưa chuộng, tiêu thụ nhiều

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh đã giới thiệu, kết nối cho 66 lượt doanh nghiệp/HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại nông sản: 03 doanh nghiệp/HTX tham gia 04 gian hàng tại "Chương trình Tự hào Nông sản Việt" và "Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2023" tại thành phố Hà Nội; kết nối 63 doanh nghiệp/HTX tham gia: Chương trình Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023; Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập Xê Út; Diễn đàn kết nối cung cầu, giới thiệu thị trường và cơ chế cho DN tham gia "Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc" tổ chức tại Hà Nội.

Phối hợp với các doanh nghiệp của Hà Nội tổ chức 04 cuộc họp bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn các huyện: Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn. Phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện: Lương Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc… kết nối làm việc với các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần RYB, Công ty cổ phần NNHC Fusa, công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản T9, Công ty TNHH ĐTTM Tiến Ngân, Công ty cổ phần Kim Bôi… cùng các Hợp tác xã và bà con nông dân tại các vùng nguyên liệu bàn giải pháp hỗ trợ xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm mía, cam, bưởi, ớt, chanh leo, chuối, mận, măng…Tiếp tục quảng bá sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ: https://hb.check.net.vn với 77 doanh nghiệp/HTX và 360 sản phẩm tham gia.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của Hà Nội và Hoà Bình xây dựng các tin bài, quảng bá về các sản phẩm đã và đang xuất khẩu như bài: "xuất khẩu mía tươi sang thị trường Hoa Kỳ", "xuất khẩu cháo sen bát bảo minh trung sang thị trường nhật bản", "xuất khẩu nhãn Sơn Thuỷ sang thị trưởng EU", "xuất khẩu măng sang thị trường Đài Loan", "xuất khẩu cam Cao Phong sang thị trường Anh Quốc"....

Trong năm 2023, đã hỗ trợ cho 40 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ và ISO. Lũy kế đến nay có 165 cơ sở đã và đang duy trì sản xuất và áp dụng quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Nhóm, hộ sản xuất còn hoạt động) trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Năm 2023, đã triển khai cấp 44 mã số vùng trồng gồm: 21 mã số vùng trồng xuất khẩu phục vụ xuất khẩu, 23 mã số vùng trồng nội địa; cấp 01 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường đi NewZaealan, tăng 130 % so với năm 2022 (năm 2022 cấp 19 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói). Đến nay đã có 16.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC; 59 mã số vùng trồng (mã số nội địa là 26 mã số, mã số xuất khẩu là 33 mã số) với tổng diện tích trên 600 ha với các loại cây trồng như bưởi, nhãn, chuối, thanh long, dưa hấu, cây rau… và 08 cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu được cấp, tập trung vào các sản phẩm nhãn, chuối, thanh long, bưởi ha để xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Newzealand.

Nhìn chung, hoạt động kết nối được diễn ra thường xuyên, nhiệt tình của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác được sự hỗ trợ của các Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức các tuần lễ, hội chợ, diễn đàn, nhằm giúp cho các doanh nghiệp/HTX của tỉnh Hòa Bình gặp gỡ, giao thương và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Hoà Bình (Cam, bưởi, Rau hữu cơ, cá sông Đà, măng, chè các loại) tiêu thụ tại thị trường Hà Nội đều được lấy mẫu giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất trước khi lưu thông trên thị trường và tiêu thụ tại Hà Nội. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội được duy trì thường xuyên và liên tục. Đã có sự tăng cường giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa các đơn vị của tỉnh Hòa Bình với các đơn vị của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận; kịp thời cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm được giám sát có trụ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội và Hoà Bình.

Thời gian tới, sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội triển khai các nội dung trong Chương trình phối hợp số 06/CTPH-SNNHN-SNNHB ngày 07/01/2022 về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giao thương giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh Hoà Bình được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Tăng cường công tác giám sát lấy mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản của các doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình đang tiêu thụ tại thị trường Hà Nội hoặc của Hà Nội tiêu thụ tại Hoà Bình nhằm kịp thời cảnh báo cho người tiêu dùng biết mối nguy về an toàn thực phẩm. Thông tin kịp thời về cơ sở có sản phẩm vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm để có giải pháp điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc theo quy định. Thông tin về sản phẩm cũng như thông tin về doanh nghiệp/HTX của tỉnh Hoà Bình tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội để kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ tại thị trường Hà Nội. Đồng thời giúp cho các doanh nghiệp/HTX tiếp cận công bằng với các doanh nghiệp khác đã có sự kết nối từ trước để có sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng, giá cả, điều kiện cung cấp cho cùng một loại sản phẩm. Tăng cường công tác phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội; các cơ quan truyền thông của Hà Nội và Trung ương để xây dựng phóng sự/tin bài giới thiệu về các sản phẩm chủ lực có tiềm năng của tỉnh Hoà Bình được phát  trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng của thành phố Hà Nội.