Trong giai đoạn 2013 - 2022, diện tích và sản lượng CCM của tỉnh tăng nhanh theo từng năm. Năm 2013, diện tích CCM đạt 2.071,6 ha, sản lượng đạt 26.895 tấn. Đến năm 2020, diện tích đạt cao nhất 10.789 ha, sau đó giảm do một số diện tích hết chu kỳ và suy thoái. Đến năm 2023, diện tích CCM được khôi phục và duy trì với diện tích 10.239,5 ha, diện tích cho sản phẩm 9.587 ha, tổng sản lượng đạt trên 210 nghìn tấn trong đó: Diện tích cam 4.138 ha, sản lượng 115.653 tân; diện tích bưởi 5.354 ha, sản lượng 87.541 tấn. Trong giai đoạn này, chủng loại giống cây có múi đã có thay đổi đáng kể, các giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào trồng khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh nhằm lựa chọn những giống phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để khuyến cáo, mở rộng trong sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả có múi của tỉnh. Sự đa dạng về giống góp phần đáp ứng yêu cầu rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Cơ cấu giống đối với cam, quýt gồm: Nhóm chín sớm gồm cam CS1, cam Marss, quýt ôn châu chiếm 30% diện tích; nhóm chín chính vụ gồm cam Xã Đoài, cam Canh chiếm 40% diện tích; nhóm chín muộn cam V2 chiếm 30% diện tích. Đối với bưởi gồm: Giống chín sớm gồm bưởi da xanh, bưởi đỏ Hòa Bình chiếm 40% diện tích; Bưởi diễn (chín muộn) chiếm 60% diện tích.
Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình dã Đtẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng phương pháp sản xuất đảm bảo đủ điều kiện ATTP; kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để nhằm loại bỏ dần những sản phẩm không an toàn. Đến tháng 6/2023, diện tích cây có múi được chứng nhận ATTP, GAP, hữu cơ đạt 1.825,8 ha trong đó diện tích chứng nhận đủ điều kiện ATTP 1.110,2 ha; chứng nhận VietGAP, GlobalGAP 663,61 ha; chứng nhận hữu cơ Việt Nam 52 ha. Đã được cấp 33 mã số vùng trồng cây có múi (bưởi diễn, bưới đỏ Hòa Bình, bưởi da xanh) trong đó có 24 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường EU, Hoa Kỳ, New zealand. Có 02 mã số cơ sở đóng gói cây có múi (bưởi) phục vụ xuất khẩu sang thị trường EU và New Zealand.
Sản phẩm cây ăn quả có múi hiện nay được tiệu thụ qua các kênh như: Tiêu thụ qua hợp đồng giữa các công ty; Hợp tác xã; trang trại với các doanh nghiệp, siêu thị chiếm khoảng 18% sản lượng, tiêu thụ qua hệ thống các thương lái hợp tác với nhà vườn chiếm 60%; tiêu thụ qua kênh bán lẻ trực tiếp từ các nhà vườn chiêm khoảng 20%; tiêu thụ qua các điểm giới thiệu sản phẩm tại các khu du lịch, hội chợ chiếm khoảng 2-3%. Thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn tập trung tại Hà Nội, các tỉnh lân cận và các thành phố lớn. Năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã xuất khẩu thành công 6 tấn bưởi đỏ của huyện Tân Lạc, 11 tấn bưởi diễn của huyện Yên Thủy và 7 tấn cam của huyện Cao Phong sang thị trường Vương Quốc Anh. Trong niên vụ 2023-2024, đến nay đã ký kết xuất khẩu được khoảng 100 tấn bưởi; ngoài thị trường Vương Quốc Anh, sản phẩm sẽ tiếp tục mở rộng sang thị trường EU, Hoa Kỳ,…
Để tiếp tục khẳng định vị thế của cây ăn quả có múi trong phát triển kinh tế, trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng và phân bố của từng giống cây có múi trên phạm vi toàn quốc. Tăng cường hỗ trợ các địa phương cấp và quản lý mã số vùng trồng; nghiên cứu quy trình canh tác cụ thể phù hợp từng giống (nhóm giống) cây ăn quả có múi. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiêm thị trường xuất khẩu phù hợp từng nhóm cây ăn quả có múi và thị hiếu người tiêu dùng; tăng cường kết nôi giữa các địa phương sản xuât cây có múi lớn với những nhà xuất khẩu. Tăng cường hỗ trợ, chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả có múi./.