ListNewByCategory

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thác thủy sản

(28/06/2024)
Trong 10 năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nghiêm túc quán triệt, triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản Hồ Hòa Bình

(06/06/2024)
Hồ thủy điện Hòa Bình (Hồ Hòa Bình) được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo nên một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của Hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè.

Phê duyệt Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030

(05/06/2024)
Nhằm hình thành vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản có cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch, hấp dẫn thu hút khách du lịch và gắn với các tua, tuyến, điểm du lịch. Phát triển sản xuất chọn lựa các loài thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm thủy sản đặc sản, đặc hữu, đặc trưng, sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đảm bảo chất lượng cao, an toàn thực phẩm, tiện dụng, giá cả cạnh tranh phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tạo liên kết giữa phát triển sản xuất thủy sản với du lịch, hình thành sản phẩm du lịch mới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển bền vững sản xuất thủy sản. Ngày 05/6, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 966/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản tháng 5/2024 ước đạt 200 tấn

(10/05/2024)
Tháng 5/2024, sản xuất thủy sản trên địa bàn tương đối thuận lợi. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, thủy sản nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Cơ quan chức năng tích cực chỉ đạo, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất. Do đó, các chỉ tiêu về phát triển sản xuất đều đảm bảo.

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(04/05/2024)
Hồ Hòa Bình là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, trải dài 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La. Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Hồ Hòa Bình nằm trong phạm vi hành chính của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu. Dung tích của hồ Hòa Bình vào khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ Hòa Bình tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện thuận lợi về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp cho phát triển nuôi cá lồng bè.

Tỉnh Hòa Bình thực hiện cam kết cung cấp nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội

(24/04/2024)
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trong việc xây dựng vùng, chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản an toàn. Từ cơ chế này, nhiều nông sản sạch của tỉnh Hòa Bình thông qua các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Hà Nội được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024

(15/04/2024)
Toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi quản lý 208 hồ chứa lớn và vừa; số lượng hồ chứa còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các hợp tác xã, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Trước mùa mưa, lũ năm 2024, nhiệm vụ cấp bách là đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước.

Năm 2024: Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản đạt trên 300 tỷ đồng

(29/02/2024)
Năm 2024, ngành thủy sản tỉnh ta phấn đấu đẩy mạnh sản xuất thủy sản đưa giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt trên 0,338 nghìn tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản 2,7 nghìn ha (kết hợp nuôi tại các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); 4,9 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng thủy sản đạt 12,5 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng 10,5 nghìn tấn, khai thác 2 nghìn tấn. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản. Phát triển thuỷ sản bền vững; bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, ổn định sản xuất đời sống của nhân dân các dân tộc vùng ven hồ thủy điện Hòa Bình gắn với bảo vệ hệ sinh thái và phát triển du lịch.

Tăng cường thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024

(01/02/2024)
Trong những năm qua, công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm duy trì và thực hiện thường xuyên, hàng năm tỉnh đều bố trí nguồn ngân sách thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên, đặc biệt là trên hồ thủy điện Hòa Bình, góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao. Để tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác tái tạo, ngày 31/01, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 144/UBND-KTN về việc tăng cường thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Hòa Bình: Tích cực thu hút các nguồn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản

(04/12/2023)
Vơi tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn, tỉnh Hòa Bình có hơn 14.560 ha mặt nước, 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 49 hồ chứa lớn có dung tích từ 3 -10 triệu m3, 151 hồ chứa vừa có dung tích từ 0,5 - 3 triệu m3, 273 hồ chứa nhỏ có dung tích từ 0,05 - 0,5 triệu m3 và có 70 hồ chứa có dung tích dưới 50.000 m3 phân bố trên địa bàn của 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hồ thuỷ điện Sông Đà có diện tích 8.892 ha, tại trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện gồm: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc và Mai Châu.

Hiển thị 1 - 20 of 65 kết quả.