ListNewByCategory

Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(20/04/2023)
Ngày 11/4/2023, Hội nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 428-KH/HNDT triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4 trên địa bàn tỉnh

(19/04/2023)
Tháng 4, tình hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, giảm thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Do vậy, tiến độ sản xuất được đảm bảo, lúa và cây màu gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, sinh trưởng, phát triển tốt.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và rà soát, chấn chỉnh tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

(18/04/2023)
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 936/SNN-CNTY, ngày 17/4/2023 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023

(18/04/2023)
Hiện nay cây trồng vụ Đông xuân 2022-2023 đang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Lúa xuân làm đòng- trỗ bông; ngô 7-9 lá, lạc: phân cành- ra hoa; cây ăn quả: đậu quả -phát triển quả), là giai đoạn cây trồng mẫn cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận, cũng như các đối tượng sâu bệnh hại (bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột trên lúa; bệnh xì gôm- chảy mủ, bệnh đốm nâu, bệnh loét-sẹo, nhóm nhện nhỏ trên cây có múi,…vv), có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và sản lượng các loại cây trồng.

Công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh

(18/04/2023)
Tháng 3/2023, 02 đợt không khí lạnh vào các ngày 13 và 26/3 gây trời rét. Từ ngày 22-23/3, nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở tỉnh Hòa Bình, cũng là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023 (Lạc Sơn 39,40C và Kim Bôi 41,40C). Theo thống kê, đến ngày 10/4/2023 diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn hán (thiếu nước) là 7.135 ha, chiếm khoảng 31,11% diện tích tưới tiêu vụ Chiêm Xuân, trong đó địa phương bị hạn hán nặng nề gồm có các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn. Hiện tại các địa phương chưa có thiệt hại gì.

Chú trọng phát triển ngành Chế biến và thương mại lâm sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng về bảo vệ, phát triển rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Sự phát triển của Ngành Lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho ngành Chế biến và thương mại lâm sản. Các sản phẩm từ gỗ như: Đồ mộc, ván ép, bột giấy, đũa, mành... đáp ứng nhu cầu ngày càng của thị trường, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do áp dụng quy định hạn chế đi lại giữa các vùng.

Huyện Lạc Thủy hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ Chiêm Xuân 2023

(12/04/2023)
Tháng 4/2023, toàn huyện Lạc Thủy đã gieo trồng 4.633 ha cây trồng, bằng 103,5% so với Kế hoạch và 100,5% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích trồng lúa là 1.563 ha, đạt 107,8% kế hoạch; ngô là 848 ha, đạt 100% kế hoạch; sắn là 115 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong tháng, huyện đã đăng ký hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp cho 5 tổ chức, cá nhận trên địa bàn. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản theo quy định.

Khai thác tiềm năng phát triển Tre Luồng trên địa bàn tỉnh

(11/04/2023)
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên 459.030 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp là 297.861,52 ha, chiếm 64,9%. Đây là tiềm năng lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm, thu nhập cho phần lớn dân cư nông thôn, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Tân Lạc triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi nông nghiệp

(06/04/2023)
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tại Công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao; triển khai hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Xuân 2023

(05/04/2023)
Trong tháng 4/2023 khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì trạng thái ẩm ướt, có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiều sương mù về đêm và sáng sớm, tiếp tục có các đợt không khí lạnh tăng cường là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn xuất hiện, lây lan và gây hại diện rộng, trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến trỗ bông. Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Thành phố Hòa Bình bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại, tỷ lệ phổ biến 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm.

Chủ động ứng phó với tình hình hạn hán

(05/04/2023)
Ngày 4/4/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 773/SNN-TL gửi UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình về tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh vụ Chiêm Xuân năm 2023.

Hòa Bình xếp thứ 3 toàn quốc về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022

(04/04/2023)
Theo Thông báo số 1996/TB-BNN-VP, ngày 31/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). Theo đó, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022. Năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Thông báo danh sách sản phẩm của các chủ thể có Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP hết thời hạn (36 tháng) theo quy định

(31/03/2023)
Năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh 27 sản phẩm (09 sản phẩm đạt hạng 4 sao (****), 18 sản phẩm đạt hạng 3 sao (***) được công nhận tại Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 30/10/2019; Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019). Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các huyện, thành phố có các sản phẩm OCOP hết thời hạn theo quy định tại các văn bản số 355/UBND-NLN ngày 24/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu; 329/UBND-NNPTNT ngày 21/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; 169/UBND-NN&PTNT ngày 07/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy; 166/UBND-NN&PTNT ngày 06/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong; 70/UBND-NN&PTNT ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn; 68/UBND-NN ngày 16/01/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi; 643/UBND-KT ngày 03/02/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình.

Đoàn công tác của tổ chức KOICA làm việc tại tỉnh Hòa Bình

(29/03/2023)
Ngày 29/3, Đoàn công tác của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA Việt Nam), do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc Khu vực tư nhân – KOICA Hàn Quốc làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về dự án Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm ( REDD+) và thảo luận chi tiết về dự án với các bên liên quan. Tiếp và làm việc với đoàn, có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Hòa Bình: Đã công nhận 249 cây đầu dòng các giống cam, quýt trên địa bàn tỉnh

(29/03/2023)
Thực hiện Quyết định số 703/QĐ-TTg, ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu ban hành Nghị quyết số 208/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định nội dung được ngân sách nhà nước đảm bảo hoặc hỗ trợ một phần kinh phí và mức chi thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Tiếp tục phát huy vai trò của các Hợp tác xã, tổ hợp tác trong liên kết sản xuất nâng tầm thương hiệu Bưởi hướng tới xuất khẩu

(28/03/2023)
Những năm gần đây, quả Bưởi đã trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt, với sự tham gia của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, quả bưởi được nâng tầm thương hiệu, dần chinh phục thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, làm giàu cho nông dân.

Tăng cường hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

(27/03/2023)
Ngày 24/3/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 684 gửi UBND các huyện, thành phố, Các Chi cục:Quản lý chất lượng NLS&TS, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y; Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc về việc tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Quy hoạch dược liệu phục vụ phát triển đông y

(23/03/2023)
Với diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, trồng cây dược liệu nói riêng; đặc biệt là tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung và bảo tồn, khai thác, phát triển những cây dược liệu tự nhiên, giá trị lớn, quý hiếm. Các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm và từng bước phát triển các loại cây dược liệu phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(22/03/2023)
Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. Tham dự có đại diện Ban Quản lý Chương trình FFF II Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; Hội Nông dân các huyện Tân Lạc, Lạc Thủy; UBND các xã và đại diện các HTX, tổ hợp tác, nông dân tham gia dự án sản xuất rừng và trang trại.

11 cây Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được công nhận là cây di sản

(22/03/2023)
Ngày 10/3 vừa qua, tại UBND xã Ngổ Luông (Tân Lạc), Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông phối hợp với UBND xã Ngổ Luông tổ chức Lễ Công bố quyết định và Đón bằng công nhận quần thể 11 cây Nghiến là Cây di sản Việt Nam. Dự lễ công bố có PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng cây Di sản Việt Nam; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh

(22/03/2023)
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết sát với tình hình thực tế địa phương.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

(21/03/2023)
Thực hiện Chương trình hành động số 23/Ctr-TU ngày 18/10/2018 của Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xác định các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực ngành quản lý; đặc biệt là vấn đề “phát triển nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm…” và “hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả”.

Tổng thu nhập từ rừng trong quý I ước đạt trên 125 tỷ đồng

(21/03/2023)
Do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng nên trong tháng 3 và quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định trên 51,5%.

Xuất khẩu gần 2 tấn Mía đầu tiên sang Hoa Kỳ

(21/03/2023)
Ngày 19/3, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 20 tấn. Tham dự tại buổi lễ có Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các ban ngành và đơn vị liên quan.

Tỉnh Hòa Bình nỗ lực đưa nông sản chất lượng cao xuất khẩu

(20/03/2023)
Xác định nhóm nông, lâm, thủy sản là nhóm mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành tăng cường kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Đến nay, một số sản phẩm của tỉnh đã được xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, như: Gạo, cây ăn quả có múi, mía, thanh long, nhãn; các sản phẩm từ chăn nuôi là trâu, bò, lợn, gà, cá nuôi lồng; gỗ rừng trồng có chu kỳ sản xuất trên 8 năm.

Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

(17/03/2023)
Nhằm cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; đồng thời huy động nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; ngày 17/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 54/KH-UBND về thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc

(15/03/2023)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và là lá phổi bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Rừng cũng là không gian chính cho các hoạt động lâm nghiệp, một ngành kinh tế chủ chốt trong cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế quốc dân, người dân sinh sống nhờ rừng và các ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo nhiều dấu ấn như duy trì độ che phủ rừng trên toàn huyện ổn định 61%, kinh tế rừng dần phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lương Sơn: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ hướng tới xuất khẩu

(14/03/2023)
Thực hiện Đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện từng bước chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng và đã đạt được những kết quả nhất định theo kế hoạch đề ra.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Tân Lạc” cho sản phẩm Bưởi đỏ của huyện Tân Lạc

(14/03/2023)
Trong những năm gần đây, cây có múi nói chung và cây bưởi đỏ nói riêng đã và đang trở thành cây thế mạnh và là lợi thế của tỉnh Hòa Bình. Tỉnh đã hình thành được những vùng sản xuất tập trung, mang tính vùng miền như: Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, rau hữu cơ Lương Sơn... Trong đó, diện tích trồng bưởi khoảng gần 2.000 ha, diện tích bưởi đỏ đạt trên 1.326,6 (ha) được trồng tập trung ở huyện Tân Lạc. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển và khai thác giá trị thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình.

Lương Sơn: Phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Bưởi

(10/03/2023)
Với mục tiêu phát triển cây bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng gắn với đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của huyện, UBND huyện Lương Sơn đã xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Bưởi năm 2023.

Mai Châu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa khoảng 127 ha trong năm 2023

(10/03/2023)
Nhằm đáp ứng yêu cầu về đất đai cho mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Duy trì quỹ đất trồng lúa hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường. Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Mai Châu sẽ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tổng 127,40 ha, trong đó cây hàng năm trên đất 2 vụ lúa 63,60 ha, đất 1 vụ lúa 59,50 ha; Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất 2 vụ lúa 4,30 ha.

Yên Thủy: Tập trung vận động, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản xuất

(10/03/2023)
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thủy, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý I sinh trưởng và phát triển tốt do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Tới nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông đạt 987,7 ha, tăng 11,7 % so với kế hoạch, tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm 2022. Đối với sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2023, đã gieo trồng được trên 5,8 nghìn ha, bằng 77,86 % so với kế hoạch. Các loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra .

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật

(08/03/2023)
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi, nhất là các bệnh truyền nhiễm truyền lây sang người (Cúm gia cầm, Dại động vật,…). Ngày 06/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp đã ban hành Công văn số 459 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Thành phố Hòa Bình: Phấn đấu năm 2023 có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

(08/03/2023)
Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đảm bảo lồng ghép nguồn lực thực hiện có hiệu quả Chương trình; nâng cao chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, khu nông thôn mới kiểu mẫu; năm 2023 thành phố Hòa Bình phấn đấu có 01 xã (Độc Lập) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu 01 xã (Yên Mông) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Tăng cường tuyên truyền về sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong lĩnh vực nông nghiệp

(08/03/2023)
Ngày 6/3/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình ban hành Công văn số 461/SNN-TTBVTV đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp, tổ chức thực hiện tốt một số nội dung về việc sử dụng chế phẩm diệt côn trùng y tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cam Cao Phong ra mắt tại thị trường Anh

(06/03/2023)
Từ tháng 01/2023, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Công ty cổ phần RYB, Công ty TNHH MTV Cao Phong tổ chức lễ xuất chuyến hàng cam Cao Phong đầu tiên sang Vương quốc Anh, với số lượng gần 7 tấn quả. Đây cũng là lô hàng Cam Cao Phong đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Anh. Sau Bưởi đỏ Tân lạc và Bưởi Diễn Yên Thủy, Cam Cao Phong Hòa Bình lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh qua đường xuất khẩu chính ngạch, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm.

Ban hành Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

(03/03/2023)
Ngày 01/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 302/QĐ-UBND ban hành Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.

Thành phố Hòa Bình: Chủ động triển khai thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(21/02/2023)
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi. Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình đã ban hành Công văn số 438, ngày 17/2/2023, yêu cầu các phòng, ban đơn vị của thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật”.

Tân Lạc: Tập trung chủ động phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi

(21/02/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay thuận lợi cho sản xuất trồng trọt. Tiến độ gieo cấy sớm hơn và tập trung hơn so với cùng kỳ các năm trước.Công tác chăn nuôi, thú y được chú trọng vào công tác phòng chống đói rét cho gia súc, theo dõi và bám sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm về cơ bản ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn trong tổng đàn.

Bố trí nguồn lực cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Cao Phong

(16/02/2023)
Cao Phong là vùng trồng cam chủ lực của tỉnh (chiếm trên 45% diện tích cam toàn tỉnh). Cam Cao Phong là sản phẩm đã được cấp sở hữu trí tuệ về Chỉ dẫn địa lý từ 2014. Tuy nhiên, quá trình phát triển, mở rộng diện tích cam ở vùng này đã có những hạn chế, yếu kém về quản lý nguồn giống, sâu bệnh…làm giảm năng suất và chất lượng cam. Thực trạng này đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để khắc phục, nâng cao giá trị sản lượng, chất lượng của cam Cao Phong nhằm giữ vững và phát triển thị trường.

Hiệu quả từ việc liên kết sản xuất Cây Dược liệu

(16/02/2023)
Cây Sachi có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, thân dạng dây leo không có tay cuốn. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trong công nghiệp dược phẩm như: Dầu Sachi làm viên nang, lá làm trà thảo dược, hạt làm bột dinh dưỡng hay tinh chế mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc...

Hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025

(10/02/2023)
Ngày 27/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNNPTNT về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, tỉnh Hòa Bình được định hướng phát triển chủ lực cây cam và cây bưởi là các loại cây ăn quả có múi. Tỉnh đã nắm bắt và đón đầu xu thế trong phát triển sản xuất cây ăn quả chủ lực khi đã sớm ban hành Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của Chính phủ trong Chiến lược phát phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách đặc thù để trồng tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, phù hợp với tình hình thực tế sản xuất.

Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản

(10/02/2023)
Năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và xúc tiến tiêu thụ nông sản, kết quả đã đạt được chuyển biến tích cực: Nhận thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan quản lý được nâng lên; qua kiểm tra, giám sát cho thấy vi phạm về an toàn thực phẩm giảm rõ rệt so với năm 2021. Bên cạnh đó việc xuất khẩu nông sản đã có nhiều khởi sắc, tổng giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu tăng mạnh so với chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Thực hiện đồng bộ những biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ăn quả có múi

(06/02/2023)
Cây ăn quả có múi là nhóm cây trồng nhiễm nhiều đối tượng sinh vật hại nguy hiểm. Theo dõi sản xuất những năm gần đây cho thấy, nếu người sản xuất đã chú ý phòng trừ những đối tượng như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ... khá hiệu quả. Tuy nhiên còn những đối tượng rất nguy hiểm mà người sản xuất chưa biết cách phòng trừ hay phòng trừ kém hiệu quả, gây ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đó là: (1) Nhóm nấm bệnh gây thối cuống, thối hoa làm rụng hoa, rụng quả non hàng loạt; (2) Nhóm nhện nhỏ, đặc biệt nhện rám vàng; (3) Bọ trĩ gây hại giai đoạn nụ hoa, quả non; (4) Bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực

(03/02/2023)
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh thị trường, thực hiện các chính sách đối với nông dân, doanh nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất...nhằm cụ thể hóa các nội dung quyết định, qua đó các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân đan các huyện thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đã triển khai thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...cụ thể của từng đơn vị.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nhà vườn lựa chọn, sử dụng giống cây Cam có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất

(03/02/2023)
Diện tích cây ăn quả có múi tại Hòa Bình, hiện có là 9.687ha, trong đó riêng cây cam 4.800ha, sản lượng đạt 85.000 tấn, thu nhập bình quân từ 350 đến 400 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình cho biết: "Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tình trạng trồng cam ngoài quy hoạch, hầu hết do người dân từ nơi khác tự mua đất rồi đầu tư trồng cam. Khó nhất trong quản lý chất lượng cây giống hiện nay là các hộ dân tự chiết ghép, bán, cho nhau.

Cao Phong: Chủ động chăm sóc cho hai cây trồng chủ lực ngay từ đầu vụ Đông - Xuân năm 2022 - 2023

(01/02/2023)
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông – Xuân năm 2022 – 2023, đến nay, các đơn vị, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp huyện Cao Phong đã cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón, thuốc BVTV, đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ chiêm xuân 2023. Các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường, không có diện tích mạ bị chết và sâu bệnh. Toàn huyện làm đất được khoảng 80% diện tích. Các hồ, đập chứa nước đảm bảo phục vụ nước tưới cho gieo trồng. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi duy trì ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên 133 ha với 470 lồng.

Hiển thị 181 - 240 of 354 kết quả.