ListNewByCategory

Kết quả thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU về “Phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025”

(05/09/2023)
Sau 3 năm thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025”, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thương mại - dịch vụ - du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội được nâng lên. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng. Ngành du lịch đã được chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại phát triển bền vững theo quy luật kinh tế thị trường. Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, một số dự án du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao được đầu tư, xây dựng đã đi vào hoạt động và đang thu hút được một số tập đoàn lớn đến đầu tư du lịch.

Khai mạc Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2022 - “Nơi hội tụ và lan tỏa”

(14/05/2022)
Tối 13/5, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm tỉnh Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Khai mạc "Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2022" với chủ đề “Nơi hội tụ và lan tỏa”. Đây là hoạt động quan trọng trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng tỉnh Hòa Bình đăng cai tổ chức môn đua xe đạp trong Chương trình Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo các đơn vị gồm: Vụ Thể thao thành tích cao, Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Xe đạp Mô tô Việt Nam, Liên đoàn xe đạp Đông Nam Á và đại diện đoàn thể thao các nước khu vực Đông Nam Á.

Công nhận 05 cây Chò xanh tại huyện Đà Bắc là Cây Di sản Việt Nam

(10/05/2022)
Quần thể 05 cây Chò xanh (Có tên khoa học là Terminalia myriocarpa Henrila) ở khu vực Bưa Phay thuộc lô 06, khoảnh 34, tiểu khu 15 là khu vực giáp ranh của các xã Đoàn Kết, Đồng Chum, huyện Đà Bắc được công nhận là cây Di sản Việt Nam tại Quyết định số 50/QĐ-HMTg ngày 28/4/2021 của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Xã Mai Hịch phát triển du lịch cộng đồng

(06/09/2018)
Cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 13 km, xã Mai Hịch hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó điểm nhấn là núi rừng hùng vĩ, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái, ẩm thực phong phú… Nhạy bén, nắm bắt xu thế của du khách thích trải nghiệm, khám phá văn hóa truyền thống, một số hộ dân trong xã mạnh dạn phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng với hy vọng nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Giao thông-rào cản phát triển du lịch ở xã Hiền Lương

(20/07/2018)
Cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 20 km, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hội tụ các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Du khách đến đây được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên vùng lòng hồ Hòa Bình, khám phá bản sắc văn hóa dân tộc… Từ đó, nhiều hộ trong xã phát triển du lịch cộng đồng để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên hiện nay, khó khăn lớn nhất để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là đường giao thông.

Trải nghiệm du lịch vườn cam

(22/03/2018)
Tự chụp ảnh "tự sướng” bên những cây cam sai trĩu quả; thích thú đeo găng tay tự cầm kéo thu hoạch trái cam canh đỏ mọng, cam lòng vàng chín vàng; thưởng thức ngay tại gốc múi cam thơm ngọt, mọng nước... Đó là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, thú vị khi du khách đến với các vườn cam trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu từ tháng 11 dương lịch hàng năm.

Hồ Hòa Bình là trọng tâm phát triển du lịch của huyện Tân Lạc

(19/03/2018)
Tân Lạc - vùng đất Mường Bi nổi tiếng được biết đến là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình còn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường qua cuộc sống sinh hoạt, nhà sàn, trang phục dân tộc, hát ru, bọ meẹng, hát đúm; thông qua những truyền thuyết Đẻ đất, đẻ nước, tráng đồng với nhiều nội dung sâu sắc.

Đổi thay nếp nghĩ từ làm du lịch cộng đồng

(21/12/2017)
Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) nằm trên một hòn đảo. Không có đường giao thông, phương tiện kết nối với bên ngoài là những con thuyền độc mộc. Người dân sinh sống bằng đánh bắt cá, trồng ngô và trồng luồng. Nay họ đã biết đến một nghề mới làm thay đổi cuộc sống của mình là làm du lịch cộng đồng.

Hồ Hòa Bình là trọng tâm phát triển du lịch của huyện Tân Lạc

(21/12/2017)
Tân Lạc - vùng đất Mường Bi nổi tiếng được biết đến là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình còn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường qua cuộc sống sinh hoạt, nhà sàn, trang phục dân tộc, hát ru, bọ meẹng, hát đúm; thông qua những truyền thuyết Đẻ đất, đẻ nước, tráng đồng với nhiều nội dung sâu sắc.

Những gian hàng cam Lạc Thủy rực rỡ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

(14/12/2017)
Tiết thu se lạnh khiến Mai Châu đẹp dịu dàng và lãng mạn như thiếu nữ tuổi xuân thì đang khoác hờ trên vai tấm áo mỏng tang dệt bằng sương khói. Vẻ đẹp mơ màng như thực, như mơ là đặc ân riêng có của Mai Châu trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Đó cũng chính là thời gian lý tưởng cho du khách tìm về Mai Châu để trải nghiệm "3 cùng” rất đỗi thú vị mà cuộc sống và con người nơi đây mang lại.

Hiển thị 21 - 30 of 59 kết quả.