ListNewByCategory

Tập trung phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường

(07/10/2024)
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Kết quả các lĩnh vực cụ thể như sau:

Khôi phục sản xuất sau bão và thúc đẩy sản xuất vụ Đông 2024

(01/10/2024)
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão số 3 (YAGI), trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra dông lốc, mưa lớn từ đêm 6/9 - 16/9/2024. Với các đợt thiên tai liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hưởng, gây nhiều thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Yên Thủy: Phấn đấu tới năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 80ha

(01/10/2024)
Nhằm phát triển các vùng nguyên liệu chè tập trung nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 – 2030.

Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân toàn tỉnh là 65.488,9 ha, tăng 5,63 % so với kế hoạch

(16/08/2024)
Năm 2024, sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn như: Giá vật tư nông nghiệp tăng cao; ảnh hưởng của không khí lạnh, kèm theo sương muối vào ban đêm và sáng sớm, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt là các loại rau ăn lá, diện tích mạ và lúa mới cấy. Mưa đá, mưa lớn kéo dài làm cho một số diện tích hoa màu bị ảnh hưởng…Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát đồng ruộng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và người nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo diện tích gieo trồng theo Kế hoạch.

Phát hiện và xử lý kịp thời sinh vật gây hại trên các loại cây trồng

(16/08/2024)
Tháng 8, nhiệt độ trung bình toàn tỉnh 28,2 độ C đến 29 độ C; có thời điểm cao nhật là 39,8 độ C. Độ ẩm trung bình 77-88%. Tổng lượng mưa trung bình là 126,14mm; thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 213,6mm. Tổng lượng nắng là 1267,4 giờ, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 159,6 giờ. Thời tiết nắng nóng, một số kỳ nắng nóng gay gắt xen kỹ mưa dông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây hại phát sinh và gia tăng.

Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 8 năm 2024

(15/08/2024)
Trong tháng 8 năm 2024, nhìn chung tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Các địa phương tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức sản xuất mùa vụ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi, công tác phòng chống cháy rừng. Công tác kiểm soát giết mổ động vật, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân được triển khai thực hiện tốt.

Tập trung khắc phục thiệt hại do mưa lũ, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương và cơ cấu mùa vụ

(13/08/2024)
Trong tháng 8, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 27-350c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Hòa Bình: Tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất lúa đạt trên 95%

(13/08/2024)
Những năm gần đây tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng. Cơ giới hóa đã giúp người dân tiết kiệm lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật và hơn hết là nâng cao thu nhập của người dân trong canh tác sản xuất.

Tập trung thực hiện Đề án tái canh cây ăn quả có múi giai đoạn 2021-2025

(09/08/2024)
Thực hiện Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 về việc phê duyệt Đề án "Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", thời gian qua tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây có múi; tạo nguồn giống sạch bệnh; cải thiện độ phì, kết cấu đất trồng và tạo quỹ đất sạch nguồn sâu bệnh phục vụ tái canh cây có múi; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tổ chức sản xuất đáp ứng mục tiêu tái canh; đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa sản phẩm.

Yên Thủy khắc phục ảnh hưởng do mưa bão, tập trung chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Mùa, vụ Hè thu năm 2024

(08/08/2024)
Theo kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Hè thu 2024, toàn huyện Yên Thủy thực hiện gieo trồng 4.666,5 ha (trong đó lúa 2.673 ha; ngô 930 ha; khoai lang 120 ha; cây có hạt chứa dầu 327,8 ha; rau đậu các loại 501,4 ha và cây trồng khác là 114ha). Đến nay, diện tích lúa mùa trà sớm đang trong giai đoạn đứng cái - phân hóa đòng; trà chính vụ, trà muộn giai đoạn đẻ nhánh rộ. Các cây màu giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong thời gian qua, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn huyện đã xảy ra các đợt mưa lớn kéo dài kèm theo giông, lốc, sét gây ra vùi lấp, ngập úng, gẫy đổ một số diện tích lúa và cây màu, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt địa phương.

Tiềm năng phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình

(07/08/2024)
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 294.183,58 ha, chiếm 64% diện tích tự nhiên. Diện tích có rừng toàn tỉnh hiện là 237.299,32 ha (rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng 95.685,29 ha); Diện tích đất chưa có rừng 67.581,77 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2023 đạt 51,61 %, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng các loài cây dược liệu có giá trị cao, qua đó nâng cao được giá trị tài nguyên rừng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của rừng trên cả 3 phương diện kinh tế, môi trường và xã hội.

Chủ động phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây Lúa vụ Mùa năm 2024

(29/07/2024)
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến nay, Lúa vụ Mùa năm 2024 đã cấy được khoảng 21.500ha/21.750ha, đạt khoảng 99% diện tích. Tuy nhiên, một số đối tượng sinh vật gây hại như: Tập đoàn rầy, bệnh khô vằn, nghẹt rễ - ngộ độc hữu cơ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, chuột,… đang có xu hương tăng dần mật độ và tỷ lệ hại.

Phát huy vai trò Hội Nông dân trong xây dựng kinh tế tập thể

(24/07/2024)
Thời gian qua, công tác phát triển kinh tế tập thể ngày càng phát huy hiệu quả thực tiễn và được các cấp Hội Nông dân, hội viên nông dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Một số hợp tác xã, tổ hợp tác đã mạnh dạn tổ chức các hoạt động sản xuất, đa dạng các hình thức tổ chức để phát triển kinh tế và hỗ trợ kinh tế hộ, từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Kết quả sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật tháng 7 năm 2024

(16/07/2024)
Trong tháng 7, điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng, nền nhiệt độ trung bình từ 28-36c. Các địa phương tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ xuân và gieo cấy vụ mùa - hè thu. Cây ăn quả có múi phát triển thân lá (vườn kiến thiết), phát triển quả (vườn kinh doanh), sâu bệnh hại ở mức độ trung bình – nhẹ.

Hiệu quả từ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh

(04/07/2024)
Thời gian qua, các vùng và khu sản xuất trồng trọt tập trung trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành phố rà soát, điều tra, đánh giá cụ thể và có sự thống nhất về phương án tổ chức thực hiện với cơ sở. Quy mô sản xuất đều đáp ứng quy định về diện tích tối thiểu của cánh đồng lớn. Sự quan tâm, đồng thuận của các cấp chính quyền, địa phương xác định rõ lợi ích kinh tế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đà Bắc: Phấn đấu đến năm 2030 diện tích chè toàn huyện đạt khoảng 128 ha

(04/07/2024)
Nhằm cụ thể hóa các nội dung tại Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa; phù hợp với truyền thống sản xuất, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc đã ban hành Kế hoạch thực hiện Phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn huyện Đà Bắc giai đoạn 2024 – 2030.

Phấn đấu năm 2025 diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 62.000 ha

(27/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư đầu vào nông nghiệp. Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Phấn đấu năm 2025 toàn tỉnh trồng mới được trên 5.500 ha rừng

(25/06/2024)
6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, chức năng rừng sản xuất. Nguyên nhân cháy rừng chủ yếu do đốt dọn thực bì sau khai thác rừng trồng dẫn đến cháy lan. Các đám cháy đã được phát hiện sớm, lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu cho chính quyền địa phương huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha và 01 người bị thiệt mạng do bị ngạt khói.

Hiển thị 1 - 20 of 367 kết quả.