ListNewByCategory

Lương Sơn: Ứng dụng công nghệ cao góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp

(15/05/2023)
Thực hiện Chương trình Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm UBND huyện Lương Sơn đã giao các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề về trồng trọt, chăn nuôi, các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật mới vào sản xuất cho các đối tượng là người dân trực tiếp sản xuất, điển hình như: Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp hữu cơ; Trồng rau an toàn; Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học; Kỹ thuật ủ phân vi sinh; sản xuất rau an toàn, cây ăn quả có múi, nhãn,...; kỹ thuật sử dụng các loại phân bón vi sinh, hữu cơ vi sinh; quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM);.... Sau khóa học, lớp tập huấn người dân có kiến thức sâu hơn và áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

(12/05/2023)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 118 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó có 41 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 77 trang trại quy mô vừa. Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn và nước uống tự động.

Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh

(08/05/2023)
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, BCH Đảng bộ tỉnh xác định phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các loại cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là vùng Thủ đô và vươn tới xuất khẩu. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp, phát triển nông dân và nông thôn của tỉnh được quan tâm đặc biệt.

Triển khai, thực hiện Phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023 trên địa bàn tỉnh

(05/05/2023)
Ngày 5/5/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 1083/SNN-TL gửi các Sở, ban, ngành (thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc triển khai thực hiện Phương án phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023 và rà soát các điểm dân cư có nguy cơ sạt, trượt để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa cuối vụ Xuân 2023

(04/05/2023)
Vụ Xuân năm 2023, toàn tỉnh gieo cấy 16.297 ha lúa. Hiện lúa trà sớm giai đoạn chắc xanh - chín sáp; trà chính vụ đòng già-trỗ; trà muộn đứng cái - ôm đòng. Hiện nay toàn tỉnh đã có 71,6 ha nhiễm bệnh đạo ôn lá; 51,0 ha nhiễm bệnh khô vằn; 2,0ha nhiễm rầy...; diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh có khả năng gây hại mạnh trong thời gian tới nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Hướng dẫn áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi

(04/05/2023)
Ngày 4/5/2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh) ban hành Công văn số 165/TTBCTV-NVCM gửi Phòng NN&PTNT các huyện; Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây ăn quả có múi hướng dẫn áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào Hội nông dân góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới

(04/05/2023)
Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình luôn xác định xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, nông dân. Hội đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng thời, đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình NTM, từ đó, tạo sự chuyển biến, đồng thuận trong tầng lớp hội viên, nông dân về thực hiện chương trình NTM trên địa bàn.

Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh

(26/04/2023)
Ngày 30/7/2020 , Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 62-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong công tác triển khai thực hiện phong trào “Chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”. Đây là cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai hành động, thu gom rác thải nhựa, giải quyết các vấn đề tồn đọng xung quanh vấn đề rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Triển khai chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(25/04/2023)
Sáng ngày 25/4, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành NN&PTNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề: “Khơi nguồn tri thức Việt vì khát vọng nông nghiệp Việt”. Đồng chí Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp

(25/04/2023)
Đảm bảo tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung theo yêu cầu tại Chương trình công tác số 45/CTr-BCĐ389 ngày 03/3/2023 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2023 và Kế hoạch số 235/KH-BCĐ ngày 20/12/ 2022 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, ngày 13/4/2023 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 238/KH-SNN về Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc: Phấn đấu hoàn thành từng tiêu chí chung sức xây dựng nông thôn mới

(25/04/2023)
Theo ông Lường Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc: Xã Đồng Chum là một trong những xã xa xôi và khó khăn nhất của huyện Đà Bắc. Những năm bắt đầu triển khai xây dựng NTM, xã Đồng Chum gặp không ít khó khăn, thách thức. Trên địa bàn xã phần lớn là người đồng bào dân tộc Tày, điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, trình độ dân trí còn thấp. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Tập trung phát triển chăn nuôi quy mô lớn

(25/04/2023)
Trong giai đoạn 2021 – 2023, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, tăng trưởng khá. Tới nay, tổng đàn vật nuôi của tỉnh hiện có: Trâu 113.190 con, Bò 86.380 con, Lợn 428.410 con, Dê 51.700 con, Gia cầm trên 8.126 nghìn con.

Giám sát việc thực hiện cơ chế bảo vệ và phát triển rừng, gắn chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2020 đến nay

(21/04/2023)
Ngày 20/4/2023, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 18/KH-ĐGS về việc thực hiện cơ chế bảo vệ và phát triển rừng, gắn chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2020 đến nay.

Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(20/04/2023)
Ngày 11/4/2023, Hội nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 428-KH/HNDT triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Chương trình bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023

(19/04/2023)
Ngày 18/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 947/SNN-PTNT về đề nghị phối hợp lựa chọn sản phẩm tham dự Chương trình bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023. Theo đó, đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thông báo tới doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể tại địa phương có các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông nghiệp chất lượng cao có nhu cầu quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm của mình đăng ký tham gia Chương trình bình chọn và truyền thông, quảng bá “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và rà soát, chấn chỉnh tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

(18/04/2023)
Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 936/SNN-CNTY, ngày 17/4/2023 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023

(18/04/2023)
Hiện nay cây trồng vụ Đông xuân 2022-2023 đang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Lúa xuân làm đòng- trỗ bông; ngô 7-9 lá, lạc: phân cành- ra hoa; cây ăn quả: đậu quả -phát triển quả), là giai đoạn cây trồng mẫn cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận, cũng như các đối tượng sâu bệnh hại (bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, chuột trên lúa; bệnh xì gôm- chảy mủ, bệnh đốm nâu, bệnh loét-sẹo, nhóm nhện nhỏ trên cây có múi,…vv), có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và sản lượng các loại cây trồng.

Công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh

(18/04/2023)
Tháng 3/2023, 02 đợt không khí lạnh vào các ngày 13 và 26/3 gây trời rét. Từ ngày 22-23/3, nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở tỉnh Hòa Bình, cũng là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023 (Lạc Sơn 39,40C và Kim Bôi 41,40C). Theo thống kê, đến ngày 10/4/2023 diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị hạn hán (thiếu nước) là 7.135 ha, chiếm khoảng 31,11% diện tích tưới tiêu vụ Chiêm Xuân, trong đó địa phương bị hạn hán nặng nề gồm có các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn. Hiện tại các địa phương chưa có thiệt hại gì.

Xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy về đích nông thôn mới năm 2022

(17/04/2023)
Bảo Hiệu là một xã vùng III của huyện Yên Thủy cách trung tâm huyện 7 km về phía Bắc. Xã xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát điểm thấp. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người là 5,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 44,4%, số tiêu chí nông thôn mới đạt được là 4/19 tiêu chí.

Hòa Bình phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

(14/04/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa là 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.900. Riêng trong quý I năm 2023, tổng sản lượng nuôi, khai thác ước đạt khoảng 3.063 tấn.

Chú trọng phát triển ngành Chế biến và thương mại lâm sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng về bảo vệ, phát triển rừng, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Sự phát triển của Ngành Lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho ngành Chế biến và thương mại lâm sản. Các sản phẩm từ gỗ như: Đồ mộc, ván ép, bột giấy, đũa, mành... đáp ứng nhu cầu ngày càng của thị trường, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản

(13/04/2023)
Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do áp dụng quy định hạn chế đi lại giữa các vùng.

Phát triển kinh tế số - Một trong ba trụ cột chuyển đổi số

(12/04/2023)
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã bám sát chủ trương, quy định pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương ban hành các văn bản về chuyển đổi số tại địa phương. Trong đó phát triển kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số.

Lương Sơn: Tập trung khắc phục diện tích sản xuất nông nghiệp bị hạn hán

(10/04/2023)
Vụ Đông xuân năm 2023, toàn huyện Lương Sơn gieo trồng 3.900 ha, trong đó: Cây lúa 1.900 ha, cây màu 2.000 ha. Theo thống kê của các xã, thị trấn đến nay diện tích lúa, màu bị hạn trên 1.068 ha, chiếm trên 27,4 % diện tích gieo trồng, không đảm bảo nước tưới, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ Đông Xuân 2023.

Nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tham gia tích cực hơn vào chuỗi thị trường

(07/04/2023)
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, Hòa Bình có 2 giống lợn, gồm lợn mán và lợn bản. Nhiều năm qua, các giống lợn mán, lợn bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Với giá bán cao như một loại đặc sản, thời gian qua lợn mán, lợn bản đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân, đặc biệt đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lạc Sơn: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dồn điền, đổi thửa

(07/04/2023)
Để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, để có điều kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững; tạo cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ góp phần xây dựng nông thôn mới. UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành kế hoạch triển khai dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch giao thực hiện dồn điền, đổi thửa đến năm 2025, huyện Lạc Sơn sẽ thực hiện dồn đổi khoảng 6.300 ha đất sản xuất.

Tân Lạc triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi nông nghiệp

(06/04/2023)
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tại Công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao; triển khai hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Xuân 2023

(05/04/2023)
Trong tháng 4/2023 khu vực Bắc Bộ tiếp tục duy trì trạng thái ẩm ướt, có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiều sương mù về đêm và sáng sớm, tiếp tục có các đợt không khí lạnh tăng cường là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn xuất hiện, lây lan và gây hại diện rộng, trên giống nhiễm, vùng ổ bệnh cũ, trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến trỗ bông. Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện một số địa phương như: Kim Bôi, Lạc Thủy, Thành phố Hòa Bình bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại, tỷ lệ phổ biến 1-3% số lá, cục bộ gây lụi từng bụi, từng chòm.

Hòa Bình xếp thứ 3 toàn quốc về công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2022

(04/04/2023)
Theo Thông báo số 1996/TB-BNN-VP, ngày 31/3/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022, tỉnh Hòa Bình xếp thứ 3 với 89,50 điểm, xếp sau tỉnh Cần Thơ (xếp thứ nhất với 92,50 điểm) và Sóc Trăng (xếp thứ 2 với 91 điểm). Theo đó, Hòa Bình thuộc nhóm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2022. Năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Hiển thị 241 - 280 of 782 kết quả.