Trong đó, Kế hoạch đã đề ra 07 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Cụ thể là: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân các cấp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân, thể hiện rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dưng NTM. Tuyên truyền, vận động, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tan toàn gắn với thị trường tiêu thụ, tổ chức đào tạo nghề cho hội viên, nông dân gắn với tạo việc làm; xây dựng các mô hình sản xuất, liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị; thúc đẩy liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp. Tạo sự liên kết giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 và các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”; xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Đổi mới thực hiện phương thức tuyên truyền như: Sinh hoạt chi, tổ Hội với nội dung về xây dựng nông thôn mới, tổ chức đối thoại về xây dựng nông thôn mới ở cơ sở; tuyên truyền thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức truyền thông lưu động.
Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên nông dân; đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, ưu tiên mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, định hướng nghề, giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chú trọng đào tạo nghề theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động ở địa bàn nông thôn, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu; thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” và triển khai Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; các công trình khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chuyên đề phục xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để góp phần giải quyết các vấn đề từ thực tiễn đặt ra trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân, phù hợp với điều kiện đặc thù của các địa phương. Đẩy mạnh các các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân học nghề và giải quyết việc làm.
Nâng cao chất lượng phát triển giáo dục, y tế. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài ở các gia đình, dòng họ, thôn, xóm, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học để xây dựng xã hội học tập. Tăng cường tuyên truyền vận động hộ gia đình tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện tiến tới BHYT toàn dân.
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. Triển khai tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. Nghiên cứu, nhân rộng các mô hình về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng sáng – xanh – sạch – đẹp. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Tập trung xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi. Khắc phục và có biện pháp xử lý dứt điểm ô nhiễm ở các làng nghề, chất thải ở các nhà máy, khu công nghiệp. Làm đẹp cảnh quan các công trình công cộng. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động, cán bộ, hội viên, nông dân về mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, nhân rộng các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn. Đẩy mạnh thực hiện phong trào và cuộc vận động “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành ngõ xóm văn minh”.
Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn. Tập trung phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự tại các địa bàn, khu vực nông thôn. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tự nguyện tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho chương trình. Vận động hội viên, nông dân đóng góp sức người, sức của phù hợp với khả năng của mình vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn. Vận động cán bộ, công chức, viên chức,người lao động đóng góp bằng tiền lương và các khoản thu nhập khác để ủng hộ các xã xây dựng nông thôn mới./.