Nhằm mục đích tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy manh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu đạt: Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới 100% hội viên nông dân trong tỉnh. Phối hợp, hướng dẫn và duy trì 80 sản phẩm an toàn, hữu cơ, OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ họp tác, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mỗi huyện, thành phố tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn xây dựng ít nhất 02 mô hình Hợp tác xã, 05 mô hình tổ họp tác, 05 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, 10 mô hình tổ hội nông dân nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả, có họp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 100% Hội Nông dân cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng, phối họp xây dựng từ 02 mô hình khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu. 100% Hội Nông dân cơ sở tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm nâng cao thu nhập. Mỗi huyện, thành phố tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng ít nhất từ 02 mô hình bảo vệ môi trường trở lên. Hằng năm Hội Nông dân các cấp phối hợp, tổ chức được ít nhất 05 lóp đào tạo nghề dưới 03 tháng cho hội viên nông dân trở lên; Hội Nông dân tỉnh, huyện xây dựng ít nhất 02 mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phấn đấu 95% hội viên nông dân tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện.
Giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Tiếp tục tuyên truyền thực hiện cuộc vận động sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân các cấp tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân, thể hiện rõ vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Đổi mới thực hiện phương thức tuyên truyền như: Sinh hoạt chi, tổ Hội với nội dung về xây dựng nông thôn mới; tổ chức đối thoại về xây dựng nông thôn mới ở cơ sở; tuyên truyền thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa; mở lớp tập huấn, tổ chức truyền thông lưu động. Tuyên truyền, vận động, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn gắn với thị trường tiêu thụ, tổ chức đào tạo nghề cho hội viên, nông dân gắn với tạo việc làm; xây dựng các mô hình sản xuất, thúc đẩy liên kết họp tác sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế hợp tác, tổ họp tác, họp tác xã; chi, tổ hội nghề nghiệp. Tạo sự liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý trong sản xuất nông nghiệp
Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 và các phong trào, cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”; xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Đổi mới thực hiện phương thức tuyên truyền như: Sinh hoạt chi, tổ Hội với nội dung về xây dựng nông thôn mới; tổ chức đối thoại về xây dựng nông thôn mới ở cơ sở; tuyên truyền thông qua các hội thi bằng hình thức sân khấu hóa; mở lớp tập huấn, tổ chức truyền thông lưu động.
Phát triển sản xuất gắn vói tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đòi sống cho hội viên nông dân; đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung đẩy nhanh thực hiện Đồ án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, ưu tiên mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, định hướng nghề, giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chú trọng đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động ở địa bàn nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu lao động nông thôn”. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu (dệt thổ cẩm, mây tre đan, làm đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng, rượu cần,... và các đồ lưu niệm đặc trưng của Hoà Bình như: Búp bê dân tộc, mô hình nhà sàn, nhạc cụ dân tộc,...); thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình và Triển khai Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; các công trình khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp.
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để góp phần giải quyết các vấn đề từ thực tiễn đặt ra trong phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của người dân, phù hợp với điều kiện đặc thù của các địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo điều kiện cho nông nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân học nghề và giải quyết việc làm.
Nâng cao chất lưọng phát triển giáo dục, Y tế: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài ở các gia đình, dòng họ, thôn, xóm, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học để xây dựng xã hội học tập. Tăng cường tuyên truyền vận động hội viên nông dân tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2030. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn, tổ chức triển khai tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, dân tộc.
Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng sáng-xanh-sạch-đẹp; Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động, hướng dẫn, hỗ trợ, cán bộ, hội viên, nông dân về mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác chỉ đạo tập trung xây dựng, nhân rộng các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn toàn tỉnh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng-xanh -sạch -đẹp - an toàn. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào và cuộc vận động: “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành ngõ xóm văn minh”.
Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn, tập trung phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự tại các địa bàn, khu vực nông thôn; Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tự nguyện tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho Chương trình./.