ListNewByCategory

9 tháng đầu năm 2023, tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt trên 700 tỷ đồng

(14/09/2023)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, 9 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, độ che phủ rừng được duy trì ổn định từ 51,5 % trở lên (nay là 51,69%).

Phát triển cây có múi hiệu quả và bền vững

(12/09/2023)
Theo thống kê, diện tích cây có múi năm 2022 tỉnh Hòa Bình đạt 10.234 ha, diện tích hiện đang cho sản phẩm đạt khoảng 9.020 ha, tổng sản lượng đạt trên 192 nghìn tấn trong đó: Diện tích cam 4.112 ha, sản lượng 106 nghìn tấn; diện tích bưởi 5.366 ha, sản lượng trên 79 nghìn tấn.

Đà Bắc có trên 157 ha cây ăn quả có múi

(11/09/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ năm 2021 đến nay diện tích cây ăn quả có múi cơ bản ổn định không có nhiều bến động thay đổi lớn về diện tích, phần lớn là các diện tích đã được trồng và cho thu hoạch từ 5 đến 10 năm trở lại đây. Tới nay tổng diện tích cây ăn quả có múi của toàn huyện đạt trên 157 ha.

Tỉnh Hòa Bình: Hình thành mô hình sản xuất sạch

(08/09/2023)
Thực hiện lồng ghép Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, đến nay, tỉnh Hòa Bình đã có 70% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.

Tập trung phòng trừ rầy cuối vụ mùa năm 2023

(08/09/2023)
Hiện nay, diện tích lúa toàn tỉnh Hòa Bình đã trỗ khoảng 60%, dự kiến từ nay đến trung tuần tháng 9 sẽ cơ bản trỗ xong toàn bộ diện tích. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn hiện nay mật độ rầy đang phát sinh và gây hại mạnh trên toàn tỉnh, đã gây hiện tượng cháy từng chòm, từng vạt; diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Cao Phong tập trung phát triển vùng cam bền vững

(31/08/2023)
Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có diện tích trồng cây có múi, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã vùng giữa của huyện như: xã Hợp Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Thị trấn Cao Phong (bao gồm cả đơn vị Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình).

Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình

(30/08/2023)
Thời gian qua, mặc dù trong bối cảnh quốc tế và khu vực phức tạp, diễn biến khó lường; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng với sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh; sự nỗ lực, sát sao, quyết tâm trong chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất từ các cơ quan chuyên môn và các địa phương; sự chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã và sự cần cù, sáng tạo của người sản xuất, nhiều sản phẩm chủ lực đã được xuất khẩu, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị nông sản; nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Số doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu tăng nhanh, đây là tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản đều tăng mạnh so với mục tiêu 10% đặt ra.

Tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2023, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng

(24/08/2023)
Thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023, ngay từ đầu năm, lĩnh vực Thủy sản của tỉnh đã tích cực thực hiện các chương trình phát triển sản xuất, kết quả đến nay đạt và vượt so với kế hoạch. Diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.698 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha), số lồng nuôi cá 4.930, sản lượng nuôi trồng ước đạt 6.138 tấn, đạt 99,6% so với cùng kỳ và 101% kế hoạch đề ra, gồm các loài như cá Nheo Mỹ, cá Chiên, cá Lăng, Diêu hồng, cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Tầm, Trắm cỏ, cá Rô phi, cá Chim trắng, cá Trê lai, cá chép… Sản lượng cá giống ước đạt 69 triệu con giống các loại.

Tình hình sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2023

(22/08/2023)
Theo báo cáo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã, dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 95,55%. Dự báo đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,69%, vượt kế hoạch đề ra.

Tìm đầu ra ổn định cho Nhãn Sơn Thủy, huyện Kim Bôi

(21/08/2023)
Nhãn Sơn Thủy, huyện Kim Bôi đã từng bước xây dựng được thương hiệu của mình, tạo thành vùng trồng tập trung. Đặc biệt, năm 2016, sản phẩm Nhãn của Hợp tác xã Sơn Thủy được cấp giấy Chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Ngoài việc bán ra nhiều thị trường trong nước, năm 2022 nhãn Sơn Thủy đã được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu.

Hoàn thiện hệ thống thủy lợi góp phần phát triển sản xuất

(14/08/2023)
Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đã có 1.915 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố bằng nhiều nguồn vốn đang hoạt động phục vụ sản xuất cấp nước tưới chủ động phục vụ cho các vụ sản xuất. Với sự quan tâm, đầu tư bài bản trong nhiều năm, tới nay hệ thống thủy lợi của tỉnh tương đối hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế rừng gắn với giảm nghèo bền vững

(10/08/2023)
Theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình có 74 xã thuộc khu vực I; 12 xã thuộc khu vực II; 59 xã thuộc khu vực III. Đến nay đã có 07 xã thuộc khu vực II; 07 xã thuộc khu vực III về đích nông thôn mới. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh còn 05 xã khu vực II, 52 xã khu vực III phân bổ trên địa bàn 8 huyện, thành phố (Thành phố Hòa Bình; Cao Phong; Đà Bắc; Tân Lạc; Lạc Sơn; Kim Bôi; Yên Thủy; Mai Châu).

Toàn tỉnh đã có 38 cơ sở trồng bưởi đã được chứng nhận GAP và tiêu chuẩn hữu cơ

(09/08/2023)
Tỉnh Hòa Bình có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích của cả nước. Theo thống kê, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt khoảng 167 nghìn tấn (số liệu thống kê năm 2022).

Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023

(03/08/2023)
Ngày 2/8/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 2067/SNN-TTBVTV gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống CT, VN và TS tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2023.

Huyện Yên Thủy: Tăng giá trị cây dược liệu bản địa gắn với bảo vệ hệ sinh thái rừng

(03/08/2023)
Với diện tích tự nhiên 4,6 nghìn km2 và khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, Hòa Bình khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, trồng cây dược liệu nói riêng; đặc biệt là tiềm năng hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung và bảo tồn, khai thác, phát triển những cây dược liệu tự nhiên, giá trị lớn, quý hiếm. Các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm và từng bước phát triển các loại cây dược liệu phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Hòa Bình: Hướng tới phát triển bền vững Cây Mía, xuất khẩu ra thị trường thế giới

(01/08/2023)
Sản phẩm mía tươi của Việt Nam đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường thế giới. Để đảm bảo xuất khẩu, cây mía phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước và độ đường. Hòa Bình là tỉnh được biết đến với nhiều loại sản vật, trong đó có 2 nông sản đặc trưng là cây có múi và mía. Những năm gần đây, cây mía được phát triển thành cây trồng chủ lực của tỉnh, đóng góp khoảng 18% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Hiển thị 141 - 160 of 367 kết quả.