DetailController

Tuyên truyền hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Thúc đẩy lưu thông, phân phổi hàng hóa qua mạng lưới Bưu điện

25/10/2023 16:00
Những năm qua, công tác thúc đẩy lưu thông, phân phối hàng hoá qua mạng Bưu chính, nhất là sản phẩm nông sản đã được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Toàn tỉnh hiện có trên 4.000 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; có 12.345 giao dịch thành công, đứng thứ 18/25 các tỉnh miền Bắc và đứng thứ 28 toàn quốc.

Thương mại điện tử đang dần trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Tận dụng lợi thế này, tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực này; từ đó mở ra kênh tiêu thụ sản phẩm mới cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Hiện tại, có 2 doanh nghiệp là Sàn thương mại điện tử Postmart.vn thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và sàn thương mại điện tử voso.vn  thuộc Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Để đẩy nhanh việc phổ cập đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo, tập huấn tại 10/10 huyện và thành phố cho hơn 3.000 hộ sản xuất/HTX. Hiện có hơn 1.000 tổ chức, cá nhân trong tỉnh tham gia sàn thương mại điện tử, các sản phẩm tham gia trên sàn thương mại điện tử như: Cam, quýt, bưởi, trứng gà, trà, Miến, mật ong, chuối, nhãn, bí xanh, dưa chuột, lặc lày….và các sản phẩm chế biến (Ớt rẽ, Cao cà gai leo. Trà dảo cổ lam…).

Theo số liệu trên Cổng thông tin điện tử Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông: Tỉnh Hòa Bình có 153.416 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn thương mại điện tử; 168.057 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; 4.214 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; đã có 15.097 giao dịch thành công.

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông đẩy mạnh việc lưu thông, phân phối hàng Việt Nam đến thị trường nông thông thông qua mạng bưu chính. Kết quả đến nay, có 90% cán bộ và doanh nghiệp nhận thức được lợi ích ứng dụng thương mại điện tử, 80% doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện tử. Trong đó có 70% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm, trên 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trên 20% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng bước đầu hình thành. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao dịch hợp tác kinh doanh và khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website riêng.

Cùng với chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mạng lưới bưu chính theo hướng hạ tầng chuyển, phát và logistics để phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Mạng lưới bưu chính, chuyển phát hoạt động ổn định, cùng với các dịch vụ truyền thống, doanh nghiệp đã cung cấp thêm các dịch vụ mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính của các cơ quan, doanh nghiệp, người dân và công tác quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, công tác quản lý chất lượng nghiệp vụ của các điểm bưu điện văn hóa xã cũng được quan tâm kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng khâu phát, thời gian toàn trình... theo đúng quy định. Toàn tỉnh hiện có 5 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát hoạt động, với trên 240 điểm phục vụ, bán kính bình quân 2,5 km/1 điểm phục vụ, cao hơn mức bình quân cả nước 2,9 km/1 điểm phục vụ. Số dân được phục vụ là 3.588 người/1 điểm phục vụ, cao hơn mức bình quân của cả nước là 7.105 người/điểm phục vụ. Tỷ lệ điểm phục vụ bưu chính triển khai tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt 32,2%. Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 99%./.