DetailController

Tuyên truyền hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản

16/12/2022 00:00
Thực hiện Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã chủ động tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 02/10/2021 của UBND tỉnh.
Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ sản xuất kinh doanh về quy trình đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản; tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất an toàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường, bảo đảm nông sản được tiêu thụ đáp ứng tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản sản phẩm; năng lực chế biến sâu, chế biến tinh nông sản chủ lực. Phát triển đa dạng các hình thức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chủ lực; coi trọng thị trường chính là thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, đồng thời quan tâm phát triển các thị trường lớn trong nước và thị trường xuất khẩu; Hiện đại hóa công tác sản xuất, kinh doanh, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản, từng bước mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, hạn chế việc lệ thuộc vào một số thị trường, giảm rủi ro, nâng cao giá trị nông sản; Ứng dụng công nghệ QR Code, Data Matrix, RTID chip NFC, công nghệ blockchain... đối với sản phẩm, hàng hóa tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Kết quả, đã tổ chức 45 lớp đào tạo, tập huấn hỗ trợ các hộ sản xuất đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số với sự tham gia của 1.336 hộ sản xuất và hợp tác xã; thường xuyên cập nhập thông tin nông sản của tỉnh Hòa Bình đạt chuẩn OCOP vào trang chuyên mục “Tuyên truyền hỗ trợ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử”.  Tổ chức 9 hội nghị/lớp tập huấn về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến thương mại cho tổng số 515 lượt người tham dự. Thông qua việc tổ chức các hội nghị/lớp tập huấn góp phần nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất nông nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm khi đưa sản phẩm nông sản ra thị trường tiêu thụ và giao dịch trên các sàn thương mại điện; nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất nông nghiệp về đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử.

Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã phối hợp với các đơn vị có liên quan, cung cấp thông tin đăng tải 155 tin, bài, ảnh, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan trên chuyên mục Tin nông nghiệp - nông thôn và các chuyên mục khác trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; đăng tải trên 670 tin, bài, ảnh, video trên Chuyên trang Nông thôn mới và OCOP tỉnh Hoà Bình; Báo Hòa Bình đăng tải trên 235 tin, bài, ảnh, phóng sự, trên chuyên mục Nông thôn mới, Kinh tế và các chuyên mục khác trên báo in và báo điện tử; xây dựng hơn 260 tin, bài, chương trình phát thanh, phóng sự, tọa đàm trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh;….

Trong năm 2022, thực hiện hỗ trợ chứng nhận quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ năm cho 28 cơ sở (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Nhóm, hộ sản xuất) trồng trọt, chăn nuôi, gồm: 06 cơ sở trồng trọt áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với tổng diện tích 123,4 ha; 16 cơ sở trồng trọt áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 365,2 ha; 6 cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với 60.450 con gia súc, gia cầm và 240 đàn ong mật. Triển khai hỗ trợ 213.300 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh cho 20 cơ sở, cấp khu vực 04 cơ sở.

          Đã đánh giá và công nhận cho 23 sản phẩm của 20 chủ thể đạt OCOP từ ba sao trở lên, gồm: 2 sản phẩm 4 sao và 21 sản phẩm 3 sao. Đa số sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP là sản phẩm nông lâm thủy sản hoặc sản phẩm có liên quan chặt chẽ với ngành Nông nghiệp. Đã có 21 mã số vùng trồng và 09 cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu được cấp, tập trung vào các sản phẩm nhãn, chuối, thanh long, bưởi với tổng diện tích 168,73 ha để xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc và EU.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và các sàn thương mại điện tử thực hiện giám sát việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn đặc điểm sản phẩm khi đưa lên sàn thương mại điện tử.Trong năm 2022, đã triển khai kiểm tra, giám sát tại 157 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn và có sản phẩm được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử.  Kết quả 148/157 cơ sở tuân thủ quy định về sản xuất nông sản an toàn đạt (94,27%); phát hiện 09 cơ sở chưa tuân thủ quy định về xác nhận sản phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn chiếm (5,73%); hủy bỏ Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của 09 cơ sở. Đối với 2.853 sản phẩm nông sản giao dịch trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và sàn thương mại điển tử Voso.vn, các sản phẩm đều được cung cấp tại các cơ sở được chứng nhận sản phẩm OCOP, VietGAP và được chứng nhận an toàn thực phẩm. Triển khai lấy 281 mẫu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Kết quả: 274/281 mẫu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (đạt 97,51%) đối với các chỉ tiêu chỉ định phân tích.

Công tác xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu đã có sự đổi mới, kết hợp xúc tiến truyền thống và xúc tiến thương mại hiện đại thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử. Chủ động kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh gặp gỡ mở rộng thị trường xuất khẩu. Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương đã hoàn thành xây dựng 07 điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Hoạt động này nhằm từng bước xây dựng hệ thống bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm Việt Nam, chất lượng tốt, giá cả hợp lý; từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nội địa.

Trong năm, tỉnh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng Sàn giao dịch thương mại điện tử (địa chỉ wed: www.hoabinhtrade.gov.vn), thúc đẩy phát triển thương mại điện tử đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, đồng thời duy trì, phát triển và bảo hộ các thương hiệu nông sản đã được chứng nhận và có uy tín, thương hiệu trên thị trường; đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông sản. Khuyến khích các tổ chức cá nhân mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua ứng dụng thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử.

Các Sở, ban, nghành cũng đã phối hợp tăng cường triển khai công tác tư vấn, hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình đã có 104 đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nộp về Cục SHTT. Phối hợp với Sàn thương mại điện tử (Postmart.vnVoso.vn) hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa 2.853 sản phẩm nông sản và 98.901 tài khoản được đăng ký trên Sàn thương mại điện tử. Sản lượng nông sản được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử đạt 215,5 tấn sản phẩm./.