ListNewByCategory

Lạc Thủy: Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè thu, vụ Đông 2022

(17/05/2022)
Theo đánh giá, sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 của huyện Lạc Thủy đạt chỉ tiêu diện tích đề ra, vượt chỉ tiêu sản lượng lương thực có hạt; sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tích cực, người sản xuất đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh trong sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, đàn đại gia súc duy trì, đàn gia cầm phát triển mạnh, các mô hình chăn nuôi mới được đưa vào sản xuất có hiệu quả như nuôi bò BBB, bò sữa; kinh tế trang trại được duy trì phát triển, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

(16/05/2022)
Giai đoạn 2012-2021, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh ngày được nâng lên, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và năng suất lao động ngày càng tăng lên, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường

(16/05/2022)
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã cụ thể hoá Phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng việc phát động phong trào thi đua gắn với hoạt động công tác Hội như nông dân phát huy nội lực, đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với sản phẩm trồng trọt

(16/05/2022)
Ngày 13/5, UBND tỉnh ban hành Công văn số 735 gửi các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh về việc Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với sản phẩm trồng trọt.

Đà Bắc: Ưu tiên tập trung phát triển nông nghiệp theo ba nhóm sản phẩm lợi thế

(10/05/2022)
Nhằm xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của huyện, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân, UBND huyện Đà Bắc đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tháng 4: Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp được duy trì ổn định

(22/04/2022)
Trong tháng 4, Ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2022, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đôn đốc các địa phương chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản nuôi. Công tác kiểm soát giết mổ động vật được triển khai thực hiện tốt, đã quản lý, thực hiện tốt công tác VSATTP trên địa bàn tỉnh, điều tiết nước hợp lý, quản lý chặt chẽ nước các hồ đập, đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tỉnh Hòa Bình xếp thứ 2/63 tỉnh thành về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản năm 2021

(20/04/2022)
Theo Thông báo số 2267, ngày 14/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2021, tỉnh Hòa Bình đạt 92,5 điểm, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (chỉ sau Cần Thơ) về chỉ số; thuộc nhóm địa phương triển khai tốt.

Tăng cường thực hiện các giải pháp phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả trên địa bàn tỉnh

(21/02/2022)
Hiện nay, giá mặt hàng phân bón tiếp tục ở mức cao, nguồn cung hạn chế, cùng với đó là tác động của thiên tai, đại dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng lãng phí phân bón vẫn xảy ra làm tăng chi phí sản xuất, gây mất an toàn thực phẩm, giảm chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

Phát triển cảnh quan nông nghiệp bền vững

(19/02/2022)
Chiều ngày 18/2, tại Đồng Tháp, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tổ chức diễn đàn quốc tế cấp cao về phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững và Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa và Giám đốc điều hành WWF toàn cầu Prasana De Silva đồng chủ trì với sự tham gia của hơn 200 điểm cầu trong và ngoài nước. Về phía tỉnh Hòa Bình, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp

(18/02/2022)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 19/2/2022 miền Bắc tiếp tục bị ảnh hưởng của không khí lạnh trời có khả năng chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 10-140C, vùng núi cao có nơi dưới 50C có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết kéo dài liên. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra; đảm bảo an toàn cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với tình hình rét đậm, rét hại sắp diễn ra.

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh lương thực

(16/11/2021)
Vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm đảm bảo lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Theo đó, khả năng, điều kiện được tiếp cận lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng ngày càng trở thành một quyền cơ bản của mọi người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhất quán mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; sử dụng hiệu quả đất lúa với kế hoạch chặt chẽ giữ ổn định diện tích lúa theo phân khai của Trung ương. Phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cải thiện chế độ dinh dưỡng của người dân với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân ở mọi vùng, trong mọi hoàn cảnh.

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(01/11/2021)
Chiều 29/10, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Làm việc với Đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Phong trào thi đua yêu nước lan tỏa sâu rộng trong các cấp hội Nông dân

(13/10/2021)
Hội Nông dân tỉnh hiện có 130.985 hội viên, sinh hoạt tại 1.426 chi hội. Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, an toàn xã hội. Thông qua phong trào đã thúc đẩy cán bộ, hội viên nông dân đổi mới phương thức sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Tỉnh Hòa Bình tập trung xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên toàn quốc

(06/10/2021)
Thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên toàn quốc”, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã rà soát, điều chỉnh và lập mới 9 quy hoạch, gồm: Quy hoạch thủy sản, quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung, quy hoạch vùng và khu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch dược liệu, quy hoạch mía, quy hoạch vùng chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp...

Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh

(06/10/2021)
Nhằm hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác...đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử, để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh, ngày 04/10/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 194/KH-UBND hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xã Noong Luông nỗ lực phục hồi cây tỏi

(21/08/2017)
Tháng 8, chúng tôi đến Noong Luông (Mai Châu) khi người dân nơi đây đang khẩn trương chuẩn bị đất và giống cho vụ tỏi mới. Đồng chí Ngần Văn Dụ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng toàn bộ quỹ đất bưa bãi ven các sườn đồi, nương rẫy gần khu vực dân cư… để cải tạo trồng tỏi. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2017 sẽ trồng được 10 ha tỏi. Đồng thời tích cực tìm đầu ra để cây tỏi trở thành cây trồng đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Noong Luông.

Người mở đường cho Nước Ruộng thoát nghèo

(21/06/2017)
Phát huy vai trò đi đầu, gương mẫu của người đảng viên, ông Bùi Văn Quyết, Bí thư chi bộ, người uy tín của xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) xứng đáng là người mở đường cho xóm nghèo này từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh để vươn lên làm giàu.

“Vua ổi" Yên Mông

(07/06/2017)
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huệ, xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) không ngừng nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, gây dựng quy mô trang trại tổng hợp rộng 4 ha, trong đó có hơn 1 ha ổi đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Bà được người dân gọi là “Vua ổi Yên Mông” và được đề xuất khen thưởng điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của TP Hòa Bình năm nay.

Xã Nam Thượng dân vận khéo trong dồn điền, đổi thửa

(07/06/2017)
- Những cánh đồng xanh mướt trải dài ở xã Nam Thượng (Kim Bôi) mà chúng tôi chứng kiến bắt nguồn từ sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện dồn điền, đổi thửa. Đồng chí Quách Thị Miến, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kim Bôi đánh giá: “Nam Thượng là một trong những xã tiêu biểu của huyện thực hiện dân vận khéo trong dồn điền, đổi thửa. Nhờ phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch đã tạo sự tin tưởng của nhân dân giúp xã từng bước hoàn thành được mục tiêu đề ra”.

ử dụng phân bón sinh học để sản xuất nông nghiệp sạch

(26/05/2017)
Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất, sản lượng và thương hiệu nông sản. Gần đây, các hộ tham gia mô hình trồng, chăm sóc cam sạch xã Tây Phong (Cao Phong) đã lựa chọn sử dụng phân bón sinh học. Mô hình nhằm mục tiêu tạo chuyển biến nhận thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp sạch.

Trồng măng tây xanh - cơ hội làm giàu cho người dân xã Nam Thượng

(26/05/2017)
Hiện nay, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tập trung vào một số cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương như: bí xanh, bí đỏ, cam, bưởi… và một trong những cây trồng mới đưa về đem lại giá trị kinh tế cao là cây măng tây. Toàn xã có 5 ha măng tây xanh tập trung ở 2 thôn Bôi Cả và Bãi Xe với 4 hộ trồng. Nhờ trồng măng tây mà các hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xã Đồng Chum nói không với thuốc diệt cỏ

(26/05/2017)
Thấy rõ tác hại ghê gớm của thuốc diệt cỏ đối với môi trường sống và sức khoẻ con người. Đảng uỷ, HĐND xã Đồng Chum (Đà Bắc) đã ra Nghị quyết vận động người dân không sử dụng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương đó, từ ngày 1/1/2017, người dân trong xã đã thống nhất loại bỏ thuốc diệt cỏ trong sản xuất, đưa Đồng Chum trở thành xã đầu tiên của tỉnh thực hiện thành công cuộc vận động “nói không với thuốc diệt cỏ”.

Cựu chiến binh xã Vĩnh Đồng tích cực phát triển kinh tế

(26/05/2017)
Hội có trên 50% gia đình hội viên thuộc diện giàu và khá. Gia đình hội viên thuộc diện hộ nghèo giảm xuống còn 10%. Kết quả này đã thể hiện những nỗ lực của CCB xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Cải thiện thu nhập từ mô hình trồng bưởi Diễn

(22/05/2017)
“Cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Quả có mẫu mã đẹp, vị ngọt đậm, có thể bảo quản trong điều kiện bình thường đến 2 tháng sau khi thu hoạch nên được thị trường ưa chuộng”. Đó là nhận xét về cây bưởi Diễn của ông Nguyễn Văn Hạnh ở xóm Gò Bùi - người tiên phong đưa giống bưởi Diễn về trồng trên địa bàn xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).

Triển vọng trồng rau su su ở xã Quyết Chiến

(11/05/2017)
Khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện lý tưởng cho nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) phát triển những sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng, trong đó có cây su su. Tận dụng lợi thế đó, trồng su su đang phát triển mạnh ở hầu khắp các thôn, xóm trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Hương bưởi Thanh Hối

(30/03/2017)
Chúng tôi trở lại thăm xã Thanh Hối vào đầu tháng 3 trong không khí se lạnh. Hoa bưởi trắng tinh khôi thơm man mác khắp núi đồi, trải xuống ruộng, trên đường làng

Hiệu quả mô hình sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc

(22/01/2014)
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo chung, đồng thời cản trở việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản ở nước ta. Cuối năm 2013, với mục đích giúp đỡ nông dân tỉnh Hòa Bình thay đổi kỹ thuật trồng rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn, Hiệp hội nông dân Hàn Quốc đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện mô hình “trình diễn sản xuất rau theo công nghệ Hàn Quốc” tại xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ).

Tăng cường liên kết, khuyến khích phát triển các loại cây có múi

(16/01/2014)
Thời gian gần đây, ngoài đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nói chung thì tỉnh Hòa Bình cũng đang có nhiều giải pháp phát triển các loại cây có múi. Trên thực tế, các loại cây có múi đã và đang dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó không chỉ giúp người nông dân từng bước làm giàu chính đang ngay trên mảnh đất quê hương mình mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Cam Cao Phong cho mùa quả ngọt

(13/01/2014)
Anh Đặng Tiến Học ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong( Hòa Bình ) đang chăm sóc cây cam mới trồng, đã dành thời gian dẫn chúng tôi vào thăm vườn cam giống V2 chín muộn chuẩn bị thu hoạch bán vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014. Với năng xuất 40 tấn cam/ha, giá bán trên 40.000 đồng một kilôgam, sau khi trừ chi phí đầu tư, chăm sóc và thu hái quả, tết này gia đình anh cầm chắc khoản thu gần 1,5 tỷ đồng.

Làm giàu từ cây nhãn hương chi

(09/08/2013)

Xã Sơn Thủy là một xã khó khăn của huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu tại địa phương nên thu nhập kinh tế của người dân không cao, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới từ dưới xuôi lên miền núi để phát triển như: Nhãn hương chi, nhãn lồng… về trồng tại địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng bí đỏ - mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao

(07/05/2013)
Vài năm trở lại đây ở xã Sào Báy (Kim Bôi) việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ gia đình đã tích cực tìm kiếm những mô hình mới đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng dưa bở, mô hình trồng bí đỏ…

Hòa Bình: Chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh

(29/01/2013)
UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố đề nghị các chủ rừng và các đơn vị chức năng có liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong mùa khô hanh năm nay;

Tập trung các nguồn lực nhằm bảo đảm vụ chiêm xuân 2013 đạt kết quả cao

(14/01/2013)
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng vụ đông xuân, đặc biệt là những diện tích mạ mới gieo. Hiện nay, trời đã hửng nắng, tuy nhiên theo dự báo từ nay đến cuối tháng 1-2013 vẫn còn khoảng 4-5 đợt không khí lạnh nữa gây rét đậm, rét hại có thể gây chết mạ xuân nếu không được che phủ đúng kỹ thuật.

Gieo ươm 6 triệu cây giống phục vụ trồng rừng

(13/02/2012)
Theo kế hoạch, năm 2012, tỉnh Hòa Bình sẽ thực hiện trồng mới 7.000 ha rừng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho trồng rừng phòng hộ 15 tỷ đồng, tương đương với 84 ha.

Mía tím Cao Phong rớt giá

(13/02/2012)
Thời điểm này, mía tím (Cao Phong, Hòa Bình) đang là cuối vụ thu hoạch. Song trên toàn huyện mới chỉ bán được chưa đầy 1/3 diện tích, nguyên nhân là không người mua và giá quá thấp.

Hiển thị 321 - 360 of 368 kết quả.