ListNewByCategory

Sản lượng xuất khẩu Bưởi của tỉnh dự kiến tăng vọt so với năm 2022

(17/11/2023)
Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh cho biết: Chỉ sau 1 năm xuất khẩu, Bưởi Diễn Yên Thủy, Bưởi đỏ Tân Lạc đã mở rộng được thị trường ở nước ngoài. Năm nay, sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng vọt so với năm 2022. "Mùa vụ năm 2022, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi chủ yếu để chào hàng, thử nghiệm thị trường, sản lượng chỉ được hơn 10 tấn. Năm nay, hiện tại, đơn hàng xuất khẩu đã đăng ký lên tới 70 - 80 tấn"... Sau hơn 1 năm bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ, đây thực sự là cú hích khiến loại trái cây này được quan tâm nhiều hơn. Tại Hòa Bình, nhiều doanh nghiệp chủ động tìm đến các nhà vườn để liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu. Theo đó, cuối năm 2022, Hòa Bình chính thức xuất khẩu thành công Bưởi đỏ Tân Lạc, Bưởi Diễn Yên Thủy. Năm nay, để mở rộng vùng nguyên liệu xuất khẩu, Hòa Bình đã cấp thêm các mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu tại huyện Lương Sơn... Đến nay, Hòa Bình hiện có 3 huyện trồng bưởi tập trung để phục vụ các thị trường xuất khẩu, đặt kỳ vọng bưởi là loại trái cây mang lại nguồn thu lớn cho nông dân những năm tới đây. Cùng với các doanh nghiệp, chúng tôi đang tập trung hỗ trợ, tư vấn các nhà vườn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các điều kiện xuất khẩu"…

Phát triển sản phẩm nông nghiệp nhóm chủ lực, lợi thế gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

(16/11/2023)
Trong 3 năm qua, tỉnh đã tập trung cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm chủ lực thì hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cũng được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị của nông sản trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 618 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, với sản lượng trung bình đạt 20.979,47 tấn đạt 7,14% so với tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trên toàn tỉnh là 293.732 tấn.

Quản lý, khai thác và phát triển Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình

(16/11/2023)
Sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 15/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong số 00046 cho sản phẩm Cam quả nổi tiếng của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gồm 04 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Năm 2021, Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố bổ sung giống Cam V2 vào danh mục các sản phẩm Cam quả của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, khu vực chỉ dẫn địa lý Cao Phong được bảo hộ đã được mở rộng diện tích ra toàn huyện Cao Phong.

Kết quả sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa năm 2023

(15/11/2023)
Theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác chỉ đạo sản xuất và thu hoạch lúa Mùa và trồng cây màu vụ Hè thu được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ tốt nhất; thời tiết tương đối thuận lợi với nhiệt độ và lượng mưa ổn định, nguồn nước tưới dưỡng được đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản được dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời và kiểm soát tốt nên không ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Giá vật tư nông nghiệp (giống, phân bón) đã giảm và ổn định so với cùng kỳ năm trước tạo điều kiện cho người dân đầu tư vào sản xuất. Công tác trồng rừng đảm bảo tiến độ, yêu cầu. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong nuôi trồng thủy sản được quan tâm trú trọng.

Chè Sông Bôi: Khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(10/11/2023)
Từ năm 2020 đến nay, thương hiệu chè Sông Bôi, huyện Lạc Thủy đã và đang từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, giá trị sản phẩm chè được nâng lên đáng kể. Người trồng chè ở huyện Lạc Thủy đã có thêm thu nhập ổn định từ loại cây trồng này. Hiện tại, sản phẩm chè Sông Bôi, ngày càng được khẳng định về giá trị và thương hiệu khi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

(09/11/2023)
Ngày 8/11, Sở NN&PTNT ban hành công văn số 3200/SNN-QLCL gửi Ủy ban nhân dân các huyện: Cao Phong,Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc; Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình; Các đơn vị thuộc Sở: Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Sản phẩm na trái vụ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao

(09/11/2023)
Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ... Diện tích trồng na trái vụ ở xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ) trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Mai Châu: Phấn đấu đến năm 2025 thực hiện dồn điền đổi thửa được 41 ha diện tích đất nông nghiệp

(07/11/2023)
Huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là trên 56 nghìn ha. Trong đó: Đất trồng cây hằng năm trên 8,7 nghìn ha, chiếm 15,3% (đất trồng lúa là 1.552,86ha, đất trồng cây hằng năm khác là 7.164,57ha), còn lại là đất trồng cây lâu năm và đất khác. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức dồn điền, đổi thửa. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân về mục đích, tầm quan trọng của việc dồn điền, đổi thửa được nâng lên, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán về ruộng đất, giảm chi phí sản xuất, tạo thuận lợi trong canh tác, thu hoạch, dần áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung.

Mai Châu: Tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ sản xuất Đông Xuân 2023 - 2024

(06/11/2023)
Ngay từ đầu vụ Mùa - Hè thu, UBND huyện Mai Châu tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đôn đốc các hộ gia đình khẩn trương làm đất, chuẩn bị vật tư nông nghiệp chuẩn bị cho sản xuất lúa vụ mùa và cây trồng vụ Mùa - Hè thu năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, năng suất và chất lượng.

Kim Bôi phấn đấu thực hiện dồn đổi 504 ha đất nông nghiệp trong năm 2024

(06/11/2023)
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Kim Bôi trung bình đạt trên 16 nghìn ha được chia làm 03 vụ trong năm trong đó có 02 vụ trồng lúa với diện tích khoảng trên 5 nghìn ha/năm; trồng ngô đạt trên 3,2 nghìn ha/năm; rau các loại gần 4 nghìn ha/năm; cây mía gần 500 ha/năm;…Sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 48 nghìn tấn/năm.

Tân Lạc: Vụ Đông xuân 2023 - 2024 phấn đấu diện tích gieo trồng đạt trên 7.500 ha

(02/11/2023)
Vụ Mùa - hè thu 2023, thời tiết thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sản xuất; bà con nông dân tranh thủ điều kiện sản xuất thuận lợi đã gieo trồng các loại cây trồng đảm bảo trong khung thời vụ; lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, khắc phục kịp thời ảnh hưởng thiên tai. Công tác phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm, thực hiện tốt. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Lạc diễn ra thuận lợi, năng suất đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Lương Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ Đông Xuân 2023 – 2024

(01/11/2023)
Vụ Mùa- Hè thu năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Diện tích gieo trồng, sản lượng lương thực có hạt đạt 105,5% kế hoạch; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang chuyển dịch theo hướng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa; công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi được quan tâm, đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện; các chương trình, đề án, dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác phòng chống thiên tai được triển khai thực hiện tốt.

Yên Thủy: Phát triển trên 950 ha cây bưởi

(30/10/2023)
Tính đến tháng 10/2023, diện tích cây bưởi trên địa bàn huyện Yên Thủy đạt 950 ha gồm bưởi diễn, bưởi đỏ, bưởi da xanh, diện tích cho thu hoạch 750 ha, sản lượng ước đạt sản lượng đạt trên 10 nghìn tấn/ha.

Hiển thị 101 - 120 of 354 kết quả.