DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh

27/12/2021 00:00
Ngày 25/12, tại tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2567/QĐ-BTNMT ngày 12/11/2020. Đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tham luận tại điểm cầu tỉnh

Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” với mục tiêu hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sửu dụng đất, phân định ranh giới thực hiện của các đối tượng đang sử dụng; cung cấp hồ sơ kỹ thuật và pháp lý phục vụ quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung; xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất; hoàn thành thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực hiện; tạp ra quỹ đất có quy mô diện tích lớn để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2024. Theo Đề án, có 52 tỉnh/thành phố phải thực hiện rà soát đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường. Trong đó có 18 tỉnh đã thực hiện rà soát, cắm mốc ranh giới xong. 34 tỉnh phải xây dựng Đề án để triển khai thực hiện tại địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tại một số địa phương còn chậm. Kết quả đến nay, 27/34 tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Đề án; 8/27 tỉnh đã xây dựng và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán; 02/08 tỉnh đang triển khai thực hiện.

Tham luận tại hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm rõ thêm về tình hình quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, nông nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm hỗ trợ kinh phí để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh Hòa Bình do không cân đối đủ ngân sách để bố trí cho các đơn vị tư vấn thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường trả về địa phương không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP; cần hiện đại hóa cơ sở dữ liệu đất đai; có hướng dẫn riêng và các văn bản liên quan đối với đất nông trường.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường được Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường coi đây là cơ hội để triển khai đồng bộ các giải pháp chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Đề đảm bảo Đề án được triển khai thực hiện theo đúng các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian tới, các tỉnh, thành phố cần ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo hướng dẫn; tập trung rà soát, xử lý các tồn tại, hẹn chế trong quá trình triển khai thực hiện; chủ động đề xuất các giải pháp, xây dựng phương án tăng cường quản lý đất đai đối với toàn bộ diện tích đất nông, lâm trường; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng, vườn quốc gia./.