DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hoà Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

06/01/2022 00:00
Thực hiện Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 09 cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, 01 Hợp tác xã và 01 Liên nhóm chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, 01 doanh nghiệp chăn nuôi chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Nhật Bản, hiện chưa có chứng nhận hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể: Có 04 Hợp tác xã, 02 Tổ hợp tác và 01 Công ty trồng rau các loại được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, với diện tích là 17,1 ha, sản lượng 335 tấn/năm. 01 Hợp tác xã và 01 Nông trại trồng quả các loại (Cam, bưởi) được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, với quy mô 23,8 ha, sản lượng 413 tấn. 01 Liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn (quản lý 18 nhóm, 01 hộ chăn nuôi gà) chứng nhận theo tiêu chuẩn PGS trong trồng trọt, với diện tích là 15,4 ha, sản lượng 200 tấn, sản phẩm là rau các loại; đang trong thời gian chuyển đổi với diện tích là 2,7 ha chứng nhận PGS và 80 ha chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam. 01 doanh nghiệp chăn nuôi lợn chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ nước ngoài (Nhật Bản) với diện tích 0,5 ha, sản lượng thịt lợn là 23,4 -30 tấn, sản phẩm trứng gà là 4,2 tấn.

Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được tiêu thụ tương đối tốt, chủ yếu tại thị trường Hà Nội, đối với sản phẩm thịt lợn giá bán từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sản phẩm rau hữu cơ đồng giá cho các loại từ 18.000 đồng/kg-20.000 đồng/kg, sản phẩm quả hữu cơ (Bưởi đỏ Tân Lạc) giá bán từ 25.000 đồng/kg (từ 1-1,2 kg/quả); sản phẩm Cam giá bán từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ cơ bản đều thông qua các hợp đồng, như: Sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn tiêu thụ qua hợp đồng với Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng an và công ty Bavifam, Ecomar và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại Hòa Bình; sản phẩm quả hữu cơ (Bưởi Tân Lạc) bán qua hợp đồng với Công ty Bắc Tôm, Tâm đạt. Sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ thông qua các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Orfarm (tầng 1, nhà b3, làng quốc tế thăng long, Dịch Vọng, Hà Nội) và Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội).

Bên cạnh đó, các nhóm sản phẩm chủ lực và sản phẩm ưu tiên thực hiện chuỗi giá trị, như: Cây ăn quả có múi: Tổng diện tích 10.700 ha, diện tích kinh doanh 7.400 ha, sản lượng 150.000 tấn. Gạo chất lượng cao: Tổng diện tích 19.000 ha/năm, sản lượng 101.460 tấn. Cây rau: Tổng diện tích 12.878 ha, năng suất 5,34 tấn/ha, sản lượng 191.650 tấn/năm. Mía ăn tươi: Tổng diện tích 5.342 ha, năng suất 69 tấn/ha, sản lượng 369.615 tấn. Cây dược liệu, hương liệu: Tổng diện tích 1.689 ha, năng suất 6,59 ha, sản lượng 11.135 tấn. Gia súc, gia cầm: Đàn trâu 115.500, sản lượng 3.739 tấn/năm; đàn bò 94.217 con, sản lượng 6.327 tấn/năm; đàn lợn 508.030 con, sản lượng 70.044 tấn/năm; đàn Dê 51.365 con, sản lượng 431 tấn/năm; đàn gà 8.004.500 con, sản lượng 26.636 tấn/năm; thủy cầm 634.000 con, sản lượng 2.255 tấn/năm. Cá sông Đà: Tổng lồng nuôi 4.700 lồng, năng suất 1,7 tấn/lồng, sản lượng 8.000 tấn.

Để tiếp tục triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hoà Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian tới, tỉnh tiếp tục duy trì diện tích sản xuất hữu cơ hiện có, mở rộng và chứng nhận diện tích sản xuất hữu cơ mới đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Tập trung các cây trồng chủ lực có thể mạnh như: Nhóm cây có múi, nhóm rau ăn lá, nhóm rau ăn quả, mía, chè, chuối, thanh long, gạo đặc sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các điểm bán sản phẩm hữu cơ./.