Vụ Đông Xuân: Tổng diện tích cây lương thực có hạt đạt 35,55 nghìn ha; tổng sản lượng ước đạt 18,7 vạn tấn, cụ thể: cây lúa diện tích 16,47 nghìn ha, đạt 104,8% kế hoạch và 100% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 59,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 97,5 nghìn tấn, tăng 1,5% so cùng kỳ và tăng 3,4% so với kế hoạch
Vụ Mùa-hè thu 2023, đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được 36.049 ha, bằng 88,99% so với kế hoạch, diện tích một số cây trồng chính: diện tích lúa đã cấy 21.353 ha đạt 97,8 % so với kế hoạch. Các loại cây trồng khác tiếp tục sinh trưởng, phát triển khá; cây ăn quả có múi đang giai phát triển quả, tiếp tục bón phân, các loại cây rau mầu khác sinh trưởng phát triển tốt, các loại cây nhãn, vải giai đoạn thu hoạch; chè phát triển búp-thu hái.
Theo số liệu thống kê đến nay tổng đàn trâu hiện có 114.465 con bằng 99,93% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò hiện có 89.168 con, bằng 101,88% so với cùng kỳ; lợn của tỉnh hiện nay là 483.310 con, so với cùng kỳ, bằng 103,85%; tổng đàn gia cầm 8.361 nghìn con, so với cùng kỳ bằng 104,66%, trong đó đàn gà 7.450 nghìn con, so với cùng kỳ năm trước bằng 104,71%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng đầu năm 2023 uớc đạt 53.086 tấn, thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 3.045 tấn, thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 2.540 tấn, sản lượng sữa đạt 200 tấn, thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 20.431 tấn. Giá lợn hơi tại các địa phương đang ở mức 60.000 - 63.000 đồng/kg, giá gà ta khoảng 110.000-120.000 đồng/kg, gà Lạc Thủy có giá khoảng 100.000-110.000 đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã trồng được 5.591,93 ha/5.530 ha rừng trồng tập trung (đạt 101,11% kế hoạch) và 599.900 cây/906.200 cây phân tán (đạt 66,2% kế hoạch), dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2023. Tổ chức quản lý chặt chẽ 420 cây trội các loại; 0,6 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20,0 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu phục vụ sản xuất giống. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 17, 79 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng (đạt 111,18% kế hoạch). Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt trên 621 tỷ đồng.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 398 HTX, tăng 12,75% so với cùng kỳ năm trước, các HTX nông nghiệp hiện nay hoạt động theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ, hiện nay tổ hợp tác là 228, tăng 6 THT so với cùng kỳ năm 2022; tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh là 119 trang trại. Đến nay toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,6% (Vượt 33% theo kế hoạch tỉnh đề ra); bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã; toàn tỉnh có 28 xã nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 Khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Toàn tỉnh hiện có 114 sản phẩm OCOP với 22 sản phẩm đạt hạng 4 sao; có 92 sản phẩm đạt hạng 3 tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của tỉnh được các khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng, có 50 sản phẩm đăng ký tham gia chu trình OCOP, xây dựng các nội dung và kinh phí triển khai Chương trình OCOP năm 2023, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo đúng chu trình thường niên, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình đến các tỉnh, triển khai các chương trình Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2023, các hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành trong nước.
Hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành trong 9 tháng đầu năm 2023 đều vượt hoặc tương đương cùng kỳ, hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng và sản lượng thu hoạch. Thực hiện tiến độ sản xuất đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất.Tình hình chăn nuôi trên địa bàn được duy trì ổn định. Công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và người dân đồng lòng thực hiện. Nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà luôn được các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân đầu tư nhiều cho việc mở rộng lồng, thể tích nuôi. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng trồng và phòng chống cháy rừng trong mùa khô được tăng cường, góp phần duy trì độ che phủ rừng ở mức trên 51,5% (hiện nay là 51,69%). Tích cực thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi năm 2023; công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản được tăng cường; thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản chủ lực của tỉnh. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất, chủ động thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án trên địa bàn. Hoạt động trên của các cấp, các ngành và bà con nông dân trong tỉnh đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất mùa vụ đã đề ra; công tác quản lý nhà nước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn được tăng cường và phát huy hiệu quả; hoạt động sản xuất, cung ứng, kinh doanh, quảng bá vật tư nông nghiệp được kiểm tra, giám sát. Dự báo nếu thời tiết diễn biến thuận lợi, sẽ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 được giao.
Nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trước mắt tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè thu-vụ Mùa và vụ Đông năm 2023. Chủ động bám sát đồng ruộng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; chủ động công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng để dự báo sớm, hướng dẫn cơ sở và người nông dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng gây hại chính. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nghiêm cấm việc đánh bắt thuỷ sản bằng chất nổ, hoá chất và xung điện nhất là vùng Hồ Hòa Bình; khai thác tốt diện tích mặt nước các hồ chứa thủy điện. Tập trung chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá giống loài, hình thức nuôi, tận dụng một số vùng phù hợp để nuôi thủy đặc sản, tăng cường công tác dự báo phòng ngừa dịch bệnh. Duy trì diện tích nuôi cá ao hồ, nuôi cá ruộng, nuôi cá hồ chứa là 2.695 ha, số lồng nuôi cá 4.987 lồng, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 2.984 tấn. Sản xuất, ương dưỡng cá giống ước đạt trên 50 triệu con giống các loại. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng năm 2023, đảm bảo duy trì độ che phủ rừng từ 51,5% trở lên (hiện nay là 51,69%). Phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường kiểm tra các công trình thuỷ lợi, đảm bảo an toàn cho các công trình; tích nước, điều tiết nước hợp lý đảm bảo đủ nước cung cấp cho lúa, cây mầu và sinh hoạt của nhân dân; triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn: Hợp tác và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chính sách hố trợ, quy hoạch phát triển thuộc ngành. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất. Phối hợp triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tập trung chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp đã đề ra./.