Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp các nhà đầu tư, dự án hoàn thiện các điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo theo Điều 19 Luật Lâm nghiệp; thực hiện trình tự chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Điều 42, Điều 43 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;tổng hợp báo cáo làm cơ sở để Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, theo dõi diễn biến rừng, cập nhật điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý hoặc tham mưu cho cơ quan thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng đã tác động làm thay đổi hiện trạng); kiên quyết thu hồi các dự án có sai phạm gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng và môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân.
Ngày 09/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 326/QĐ-TTg, về Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Theo đó đối với quy hoạch rừng phòng hộ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 là 112.200 ha lớn hơn 4.025,7 ha so với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ tại Quyết định số 3042/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030. Do đó, các nhà đầu tư cần lưu ý khi nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án thuộc quy hoạch rừng phòng hộ./.