Việc ban hành Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động Bổ trợ Tư pháp và nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại là cần thiết, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, nhằm giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự, tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Đề án, trong giai đoạn 2021-2025 thực hiện tập trung phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mật độ dân cư cao; đồng thời, có tính đến nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện. Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại được phát triển ở các địa bàn sau: Thành phố Hoà Bình, các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi mỗi đơn vị: 01 Văn phòng Thừa phát lại.
Giai đoạn từ năm 2026-2030:Tiếp tục duy trì, ổn định các Văn phòng Thừa phát lại hiện có; củng cố, phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, cho phép thành lập thêm 08 Văn phòng Thừa phát lại cụ thể: Thành phố Hoà Bình: Phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại; Các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc, mỗi huyện 01 Văn phòng Thừa phát lại;
Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ, đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bìnhthành phần hồ sơ bao gồm:Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu./.