DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030

28/06/2021 00:00
Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”; Kế hoạch số 02-KH/BCSĐ ngày 01/4/2021 của Ban Cán sự Đảng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”.
Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại huyện Mai Châu

Thông qua kế hoạch, hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh được kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững.

Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản và tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; nâng cao ý thức trách nhiệm của thú y cơ sở và nhân dân trong giám sát, khai báo và chủ động phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, nhất là thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (bao gồm các loại vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò, lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, dại chó, mèo…) và tổ chức phòng, chống các dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người.

Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tới từng thôn, xóm, hộ chăn nuôi; đồng thời giao trách nhiệm giám sát và xử lý ổ dịch cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y; vận động các tổ chức đoàn thể và nhân dân cùng tham gia. Nâng cao năng lực trong công tác giám sát dịch bệnh, chẩn đoán xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh truyền lây giữa người và động vật. Kiểm tra, lấy mẫu giám sát chủ động định kỳ đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để phát hiện kịp thời sự lưu hành của mầm bệnh; lấy mẫu kiểm tra sau tiêm phòng nhằm đánh giá hiệu quả kháng thể bảo hộ của các loại vắc xin; thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác minh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định.

Triển khai xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật gắn với quy hoạch phát triển chăn nuôi, chủ động nguồn cung ứng về con giống, thực phẩm tại chỗ, hạn chế việc xâm nhiễm các loại dịch bệnh mới vào địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ thú y cấp huyện, xã, người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin, đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ thú ý, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh quản lý; phối hợp, lồng ghép các chương trình nông thôn mới, đào tạo nghề. Ứng dụng khoa học công nghệ báo cáo dịch bệnh trực tuyến đến cấp huyện, nâng cao năng lực thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời, đầy đủ; xây dựng bản đồ dịch tễ và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên xảy ra và dịch bệnh mới tại địa phương.

Triển khai xây dựng kế hoạch quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2026 - 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo quy định thủ tục hành chính và thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật Thú y. Đào tạo, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, có liên quan đến công tác chẩn đoán xét nghiệm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú ý; xây dựng, đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành phần mềm dữ liệu về quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y… Đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác chuẩn đoán xét nghiệm để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và tư vấn, khám chữa bệnh, động vật./.