DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Tăng cường các giải pháp phát triển ngành Thủy lợi

22/06/2018 00:00
Tính đến nay, hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh đã chủ động tưới cho trên 95% diện tích lúa 2 vụ và tạo nguồn cung cấp nước cho hàng ngàn ha rau màu.
Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi

Trong đó, tưới tự cháy gồm hồ chức, bai, đập dâng hoảng 38 nghìn ha lúa và 6 nghìn ha màu. Tưới bằng động lực gồm 61 trạm bơm, phục vụ tưới, tiêu cho khoảng hơn 1 nghìn ha lúa và 900 ha màu. Tưới kết hợp trọng lực và động lực gồm 43 trạm thủy luân, phục vụ tưới cho khoảng trên 1 nghìn ha lúa và trên 450 ha màu. Hệ thống kê mương tưới, tiêu các loại toàn tỉnh hơn 3 nghìn km, với chiều dài được kiên cố trên 1.200 km, đạt trên 40% so với tổng chiều dài kênh mương hiện có trên toàn tỉnh. Hệ thống công trình thủy lợi đã cấp nước tưới chủ động cho khoảng 40 nghìn ha/42 nghìn ha diện tích lúa 2 vụ của tỉnh, đưa tỷ lệ diện tích lúa được tưới chủ động từ 60% lên 95%. Đưa tổng diện tích gieo trồng lúa nước được tưới chủ động đứng thứ 6/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Qua nhiều năm trở lại đây, các khu vực được đê bảo vệ, đều không có thiệt hại về tài sản và tính mạng. Tuyến đê Đà Giang, Quỳnh Lâm bảo vệ thành phố Hòa Bình hiện nay được nâng cấp mở rộng kết hợp giao thông đô thị và có khả năng đảm bảo chống lũ với tần suất 0,33%; đồng thời tạo cảnh quan và cải tạo môi trường sạch, đẹp cho thành phố Hòa Bình. Các tuyến đê bao Xuân Dương, Thanh Lương cũng được đầu tư nâng cấp với tần suất chống lũ 5% góp phần đảm bảo an toàn cho khu vực dân cư các xã ven sông Đáy.

Các hồ đập được xây dựng, nâng cấp mở rộng diện tích được tưới nước, đảm bảo nước quanh năm cho nhiều vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa trước kia nguồn nước rất khó khăn; tạo điều kiện phân bố lại dân cư; tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, kết hợp với du lịch như hồ Đồng Chanh, huyện Lương Sơn; hồ Re, huyện Lạc Sơn; hồ Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Công tác phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thực hiện và hoàn thành đến nay việc quản lý đã đi vào nề nếp. Các công trình được phân cấp triệt để cho cơ sở đã nâng cao hiệu quả khai thác; chiến dịch toàn dân làm thủy lợi vẫn được duy trì thường xuyên hàng năm, phát huy tối đa sự tham gia trực tiếp của người hưởng lợi tiến tới xã hội hóa công tác thủy lợi; từng bước góp phần nâng cao hiệu quả của công trình.

Hiện nay, ngành Thủy lợi đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn do ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu; thời tiết ngày càng diễn biến khó lường, dẫn đến tình trạng hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Công cuộc đổi mới nói chung và tái cơ cấu ngành NN&PTNT nói riêng yêu cầu ngành Thủy lợi cũng phải tái cơ cấu để đáp ứng yêu cầu. Theo đó, ngành Thủy lợi đảm bảo cấp và tạo nguồn nước để chủ động nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 tưới chủ động từ 95 - 100% diện tích lúa, 35% diện tích cây mầu và cây trồng cạn, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản chủ động được nguồn nước. Đảm bảo tiêu úng chủ động cho các vùng sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp và khu dân cư. Công tác phòng tránh thiên tai phải dành thế chủ động để giảm nhẹ thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, chống cạn kiệt nguồn nước trên các sông, suối, ao, hồ.

Trong thời gian tới, ngành Thủy lợi tạo sự chuyển biến trong công tác khai thác các công trình thủy lợi. Đưa kỹ thuật, công nghệ tưới tiết kiệm nước vào áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác đê điều, hồ đập lớn trong mọi tình huống. Trong xây dựng cơ bản tiếp tục nâng cao chất lượng công trình và tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Coi trọng công tác quản lý kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo bồi dưỡng. Cần thực hiện đúng các quy trình quy phạm trong khảo sát, thiết kế, thi công. Chú trọng đến công tác tổng kết kỹ thuật và phổ biến các kinh nghiệm. Đặc biệt cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng cường phòng chống thiên tai./.