DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững

06/01/2022 00:00
Hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm phát triển từ các cấp chính quyền, thể hiện rõ nét nhất qua việc số tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2021, toàn tỉnh có 21 tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó các tổ chức nghiên cứu chiếm 55%, tổ chức dịch vụ chiếm 40% và các loại hình khác.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học của tỉnh là khoa học nông nghiệp và khoa học kỹ thuật công nghệ, lần lượt tương ứng là 30% và 35%

Cụ thể, các tổ chức khoa học và công nghệ trong tỉnh bao gồm: 8 tổ chức vực nghiên cứu khoa học nông nghiệp; 5 tổ chức khoa học xã hội và nhân văn; 7 tổ chức khoa học kỹ thuật và công nghệ; 1 tổ chức khoa học y dược. Các tổ chức luôn khẳng định được vị thế của mình về phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời làm cầu nối giúp chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ đời sống, tạo tiền đề liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khoa học công nghệ, mở ra nhiều cơ hội mới cho khối doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Xu hướng nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ tại tỉnh đang chuyển dịch ra ngoài khu vực Nhà nước. Các cấp chính quyền luôn tạo mọi điều kiện của để các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ ngoài công lập nghiên cứu, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến tiến vào đởi sống, sản xuất. Trong năm 2020, tỉnh đã hỗ trợ thành lập 21 tổ chức khoa học công nghệ và 10 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đặc biệt có 3 doanh nghiệp tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ, đó là: Công ty Cổ phần Biopharm Hòa Bình, đã tự nghiên cứu, làm chủ công nghệ Quy trình nhân nhanh các giống một số cây, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng một số cây dược liệu quý; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Linh Dược Sơn đã tự nghiên cứu, làm chủ công nghệ Quy trình công nghệ nuôi trồng, chăm sóc cây Sâm Cau, Lan Gấm, Nưa Konjac; Công ty cổ phần giống và thức an chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình: Tự nghiên cứu, làm chủ công nghệ đệm lót sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc quy mô công nghiệp. Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học của tỉnh là khoa học nông nghiệp và khoa học kỹ thuật công nghệ, lần lượt tương ứng là 30% và 35%.

Bên cạnh việc tăng cường số lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng không ngừng được tăng cường đầu tư. Trong giai đoạn 2011- 2020, Hoà Bình đã triển khai thực hiện 6 dự án, với tổng số vốn đầu tư trên 114 tỷ đồng nhằm đầu tư tăng cường tiềm lực cho khoa học công nghệ. Nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại được đầu tư và làm chủ, như: Nhà nuôi cấy mô với hệ thống các phòng liên thông cùng các thiết bị chuyên dùng theo dây chuyền công nghệ cao phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm tra, thí nghiệm các mô tế bào thực vật... Hiện tỉnh đã làm chủ được nhiều công nghệ để lưu giữ, chuyển giao các sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với trang thiết bị hiện đại đã góp phần thực hiện thành công Đề án thay thế giống mía Tím bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh để cải tạo và thay thế dần diện tích mía tím trên địa bàn tỉnh bằng giống mía nhân giống từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật có chất lượng cao với số lượng 220.000 cây giống Mía Tím. 

Ngoài ra, hệ thống chuẩn đo lường, phòng thí nghiệm được đầu tư cơ bản đã đáp ứng năng lực phục vụ yêu cầu quản lý. Hệ thống thiết bị về an toàn bức xạ, hạt nhân thực hiện đúng theo quy định. Các dự án nâng cấp các Trung tâm nghiên cứu khoa học, như: Phòng thực hành đào tạo các kỹ thuật viên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm nghiệp; Phòng nghiên cứu, thích hợp các công nghệ tiến tiến phù hợp với sản xuất trong tỉnh để tổ chức triển khai ứng dụng; phòng tập huấn, đào tạo; nhà kiểm định Taximex…tại Trung tâm Ứng dụng Thông tin khoa học, công nghệ và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Hòa Bình được đầu tư xây dựng, là điều kiện quan trọng tạo môi trường nghiên cứu cho các nhà khoa học giỏi, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Khi so sánh với các địa phương khác trong toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Hoà Bình có số lượng tổ chức khoa học công nghệ tương đối phát triển, đứng thứ 3 toàn vùng với 20 cơ sở, chỉ xếp sau Thái Nguyên và Lai Châu. Để phát huy những lợi thế, đồng thời nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, trong thời gian tới, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh cần tiếp tục đổi mới cơ chế, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước; duy trì, nhân rộng các mô hình có hiệu quả và các chương trình phát triển khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục đầu tư tăng cường tiềm lực; tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ, tiếp tục hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước trên các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ gắn với các chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh./.