Bưởi đỏ Tân Lạc đang là một trong những giống cây ăn quả đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích; đã xây dựng được thương hiệu về chất lượng và trở thành một đại diện cho thương hiệu nông sản Hòa Bình, quy mô bưởi đỏ Tân Lạc đang được duy trì với diện tích 991 ha, trong đó điện tích đang cho thu hoạch là 350 ha.
Cam Cao Phong: Cây cam được phát triển tại huyện Cao Phong từ đầu những năm 1960. Quả có mẫu mã đẹp, mọng nước, vị ngọt thanh mát đặc trung nên ngày càng được ưa chuộng và là một thương hiệu nông sản nối bật của Hòa Bình; quy mô trên 3000 ha, đã được Bộ Khoa học và công nghệ cấp công nhận chỉ dẫn địa lý.
Rau su su được coi là cây bản địa của các xã vùng cao, được trồng chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Tân Lạc với quy mô trên 53 ha, như: Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Son, Băc Son, diện tích rau su su được sản xuất tại xã Quyết Chiến - huyện Tân Lạc là nhiều nhất với 48 ha.
Sản phẩm cá vùng hồ sông Đà - Hòa Bình: Hòa Bình có 8,9 nghìn ha mặt nước thuộc 19 xã ven hồ, dung tích chứa trên 9 tỷ m3 nước. Đã có khoảng trên 4.000 lồng nuôi, sản lượng đạt khoảng 4 nghìn tấn/năm, tập chung tại các huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc và thành phố Hoà Bình, bao gồm các loại cá như: Cá lăng, chiên, ngạnh, điêu hồng, trắm đen, trắm trắng, chép giòn, rô phi đơn tính..., sản phẩm cá sông Đà đang là món ăn ưa thích tại các nhà hàng của Hoà Bình và Hà Nội. Sản phẩm đã được xây dựng nhãn hiệu chúng nhận cá, tôm sông Đà - Hòa Bình.
Rau hữu cơ huyện Lương Sơn: Huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình là địa phương có phong trào sản xuất rau hữu cơ khá mạnh được hình thành từ năm 2009, với việc hình thành các liên nhóm nông nghiệp hữu cơ và có sự liên kết hầu hết các xã trên địa bàn, hoạt động lồng ghép trong tổ chức Hội Nông dân huyện và chịu sự giám sát của Hội. Khả năng sản xuất và cung cấp khoảng 200 tấn/năm.
Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm tới chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Việc giám sát mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản luôn được Sở Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo, trong 3 năm tiến hành lấy 678 mẫu kết quả có 631 mẫu đảm bảo an toàn với các chỉ tiêu phân tích (chiếm 93,06%) qua kiểm tra trong 3 năm gần đây cho thấy một số sản phẩm các sản phẩm còn vi phạm chủ yếu tập chung ở các cơ sở nhỏ lẻ, các mẫu trong các chuỗi đếu đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm rau, quả trên địa bàn đều không có dư lượng thuốc BVTV, đặc biệt sản phẩm cá sông Đà tỷ lệ hộ dân sử dụng kháng sinh cấm đều giảm và đến tháng tháng hết tháng 9 năm 2018 chưa phát hiện một mẫu thủy sản nào có dư lượng kháng sinh cấm. Qua 2 năm giám sát việc sử dụng chất cấm vàng O, salbutamol và Cysteamine đều không có trong sản phẩm. Qua đánh giá cho thấy 100% các sản phẩm trong chuỗi giá trị, các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Rau hữu cơ Lương Sơn, Gà Hương Nhượng, Cam Cao Phong, Thịt lợn trong chuỗi giá trị, cá sông Đà đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản tỉnh Hòa Bình với các mặt hàng cùng loại còn thấp; quy mô sản xuất một số sản phẩm chủ lực chưa đủ lớn; thành phần sản xuất cá thể còn nhiều; liên kết, hợp tác sản xuất còn rời rạc. Sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc của cơ sở sản xuất còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, nên khó khăn trong quảng bá, xúc tiến thương mại.