Trong năm, Công an tỉnh đã tham mưu, hướng dẫn xây dựng, nhân rộng 43 “điểm” mô hình, tiếp tục rà soát đánh giá chất lượng, thanh loại 190 “điểm” mô hình hoạt động không hiệu quả, hồ sơ mô hình không đảm bảo; tổ chức sơ, tổng kết đánh giá 12 mô hình. Công an huyện Yên Thủy phối hơp ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể tổ chức 01 hội nghị chuyên đề “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả mô hình tự quản về ANTT, triển khai hướng dẫn xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”; Công an huyện Cao Phong phối hợp mở Hội nghị ra mắt mô hình “ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa đấu tranh với ma túy trên địa bàn xã Tây Phong” và triển khai thực hiện mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong... Toàn tỉnh tiếp tục duy trì 47 mô hình với 1.602 “điểm” mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Số “điểm” mô hình giảm so với cuối năm 2022 do thanh loại các “điểm ” mô hình hoạt động không hiệu quả và thống nhất phương pháp thống kê). Trong đó có một số mô hình tiêu biểu trong thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý đối tượng ở địa bàn cơ sở, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong xây dựng nông thôn mới hoạt động hiệu quả phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng vùng, từng lĩnh vực, địa bàn điển hình như: Mô hình “Tổ dân cư tự quản”, mô hình “Tổ liên gia tự quản về ANTT”, mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT”, mô hình “Tổ dân phòng tự quản về ANTT”, mô hình “Cơ quan tự quản về ANTT”, mô hình “Phối hợp phòng ngừa, quản lý, giáo dục, giúp đỡ, người mắc bệnh tâm thần gây mất ANTT”, mô hình “Khu dân cư an toàn về phòng cháy, chữa cháy/Tổ liên gia an toàn về về phòng cháy, chữa cháy”, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, mô hình “Xã điểm thực hiện tôt công tác tuyên truyền, vận động thu hồi và đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ", mô hình “Cụm doanh nghiệp an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn”, mô hình “camera giám sát an ninh”... Trong năm có 04 mô hình (“Dòng họ Xa Sình Vi quản tự quản về ANTT tại huyện Đà Bắc; “Tiếng chuông bình yên ” tại xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn; “Bản Đồng Dao tự quản về ANTT” tại Phường thống nhất, Thành phố Hòa Bình; Xã đảm bảo bình yên của xã Văn Sơn, huyện Tân Lạc”) đã được Bộ Công an biêu dương, tặng Bằng khen….
Để có được những kết quả trên, là nhờ sự vào cuộc tích cực của các địa phương, đã phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân, đưa phong trào Toàn dân Bảo vệ ANTQ ngày càng đi vào chiều sâu. Trong đó đã đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM” với trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM; đồng sức, đồng lòng xây dựng cuộc sống bình yên.
Tới nay, đã có 6/6 xã chuyển hoá thành công được đưa ra khỏi diện xã trọng điểm, phức tạp về ANTT. Hết năm 2023, toàn tỉnh có 108/129 (83,7%) xã đạt tiêu chí 19.2 về ANTT trong xây dựng Nông thôn mới; có 34/73 (46,6%) xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao 17; tiếp tục giữ vững 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Yên Trị, huyện Yên Thủy) và 02 huyện đã về đích Nông thôn mới (Lương Sơn, Lạc Thủy). Những kết quả trên đã tích cực góp phần giữ cho cuộc sống bình yên ở khắp các thôn bản trên địa bàn tỉnh...