Trong đó: Cây cam 19,85 ha; diện tích cho sản phẩm 19,47 ha; năng suất 170 tạ/ha; sản lượng 330,99 tấn. Cây bưởi 129,63 ha; diện tích trồng mới 0 ha; diện tích cho sản phẩm 109,0 ha; ước năng suất 110 tạ/ha; ước sản lượng 1.199,0 tấn. Cây chanh, quýt duy trì ổn định diện tích 1,70 ha và 6,80 ha, sản lượng thu hoạch chanh từ 13,0 - 13,09 tấn, quýt từ 94,80 - 95,20 tấn. Giống cây có múi chủ yếu được trồng trên địa bàn huyện như: Bưởi diễn, bưởi da xanh, cam sành…
Hiện nay trên địa bàn huyện Đà Bắc có tổ hợp tác trồng cây có múi xóm Sèo, xã Cao Sơn được cấp chứng nhận VietGAP năm 2020 theo giấy chứng nhận số VietGAP- TT-13-04-17-0036, với quy mô 12 ha, sản lượng 360 tấn/năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương và khách du lịch. Trên địa bàn huyện đang có một số mô hình canh tác hiệu quả như: trồng cam sành, trồng bưởi diễn tại xã Cao Sơn; trồng bưởi đỏ, bưởi diễn tại xã Tú Lý.
Tuy nhiên, một số diện tích cây quýt bản địa do đã được trồng lâu năm chủ yếu được trồng tại một số xã Toàn Sơn, Vầy Nưa, Cao Sơn, Trung Thành, Yên Hòa... chưa được chú trọng trong việc chăm sóc và áp dụng một số biện pháp tác động để trẻ hóa cây do đó dẫn đến việc suy thoái, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thời gian tới, huyện tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên cây có múi trên địa bàn huyện, xem xét cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng, tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ cho các sản phẩm nông nghiệp từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng thu nhập cho người dân, giúp các mô hình về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.