DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình phát triển bền vững

06/12/2022 00:00
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bằng DTTS&MN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cở sở.
Thực Chương trình mục tiêu quốc gia  phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN nhiều đường làng trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa, cây cối xanh sạch đẹp

Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, tới 74,43%, có 145/151 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo tiêu chí phân định vùng DTTS&MN và Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chiếm 96% tổng số xã toàn tỉnh.

Trong đó: 59 xã khu vực (KV) III, 12 xã KV II, 74 xã KV I và 86 thôn, xóm diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã KV II và KV I. Đây là những địa bàn được thụ hưởng Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, cũng là vùng đồng bào DTTS&MN Tây Bắc được Đảng, Nhà nước xác định là vùng trọng yếu, có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước.

 

Theo bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh có bước phát triển mạnh và đạt được những thành tựu, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng KT-XH còn bất cập, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển còn yếu, thiếu đồng bộ. Kinh tế vùng nông thôn miền núi chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ có những bất cập. Trong tỉnh còn một số hạn chế về bình đẳng giới; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị…

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, triển khai thực hiện chính là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chính sách dân tộc; vừa là giải pháp để phát triển KT-XH, vừa là tích hợp thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của ĐBDTTS cả nước, trong đó có tỉnh Hòa Bình.

Là chương trình có tổng vốn từ ngân sách Nhà nước lớn nhất; có nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần nhất; thời gian thực hiện dài nhất; là chương trình được kỳ vọng nhiều nhất và quan tâm tới lĩnh vực bình đẳng giới nhất. Đối với tỉnh Hòa Bình, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do đặc điểm ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của thiên tai, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét diễn ra nghiêm trọng, khó lường; giao thông khó khăn; chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH chung của cả tỉnh. Đặc biệt, hiện nay Hòa Bình vẫn là tỉnh nghèo, chưa tự cân đối được ngân sách thì nguồn lực hỗ trợ của Trung ương cho tỉnh thực hiện đầu tư, hỗ trợ đối với vùng ĐBDTTS&MN thông qua chương trình có vai trò hết sức quan trọng.

Do vậy, việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh là tiền đề cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2030.

Trước những yêu cầu phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh trong giai đoạn tới và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng ĐBDTTS đang đặt ra những thách thức rất lớn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc đối với cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh.