Hiện nay, các địa phương đã tuân thủ khá tốt cơ cấu mùa vụ; kỹ thuật làm đất, gieo mạ, chăm sóc mạ. Một số địa phương đang tổ chức cấy lúa xuân trà sớm (diện tích đã cấy khoảng 20 ha). Các loại cây trồng khác tiếp tục sinh trưởng, phát triển khá. Đối với cam, quýt tiếp tục thu hoạch và bón phân, chăm sóc sau thu hoạch…Trong chăn nuôi, đến nay, tổng đàn gia súc 706,73 nghìn con, trong đó trâu 115,47 nghìn con (bằng 101,10% so với cùng kỳ), bò 86,35 nghìn con (bằng 102,04% so với cùng kỳ), lợn 453,21 nghìn con (bằng 102,110% so với cùng kỳ), dê 51,7 nghìn con (bằng 101,37% so với cùng kỳ), đàn gia cầm 8,285 triệu con (bằng 103,71% so với cùng kỳ), đàn chó nuôi: 145,860 nghìn con. Công tác phát triển chăn nuôi tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn được duy trì ổn định, giá các sản phẩm chăn nuôi có chiều hướng tăng nhẹ. Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật trong tháng được 77,03 nghìn con trâu, bò và lợn, 2,64 triệu con gia cầm; 3,20 triệu quả trứng.
Thời tiết trong tháng chịu ảnh hưởng của một số đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên Nuôi lồng bè trên hồ thủy điện diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt. Người dân nuôi cá ao hồ trong toàn tỉnh đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, cá sinh trưởng phát triển tốt. Luôn bám sát, theo dõi các cơ sở các nuôi để nắm rõ tình hình hoạt động, đưa ra những biện pháp, khuyến cáo cho người dân nuôi cá nhằm hạn chế những thiệt hại do môi trường. Cá nuôi lồng phát triển tốt, không có dấu hiệu bị chết hay dịch bệnh. Tổng diện tích nuôi cá ao hồ là 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá, so với cùng kỳ diện tích, lồng nuôi cá không tăng; sản lượng cá thu hoạch ước đạt 1.025 tấn, trong đó sản lượng cá khai thác 150 tấn, sản lượng cá nuôi 875 tấn. So với cùng kỳ tăng 05 tấn đạt 100,4%.
Trong tháng trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững. Đã tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản đến 14.857 lượt người. Toàn tỉnh đã trồng được 67,31 ha rừng trồng tập trung và 1.200 cây phân tán; khai thác được 137,95 ha rừng trồng tập trung với khối lượng 10.461,35 m3 gỗ...Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh trong tháng ước đạt 31.284,16 triệu đồng. Kiểm tra, xử lý 03 vụ vi phạm về quản lý lâm sản, tịch thu 1,76 m3 gỗ và 660 kg thớt gỗ nghiến, tiền phạt nộp ngân sách 22,75 triệu đồng.
Công tác thủy lợi, phòng chống lũ bão, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục được duy trì. Công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022. Đã thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với 02 cơ sở có mẫu vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Trong quá trình truy xuất đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; hướng dẫn điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, Ngành Nông nghiệp tiếp tục đôn đốc các địa phương về thời vụ, cơ cấu giống, hướng dẫn canh tác, gieo trồng đúng quy trình kỹ thuật; chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ đông thu hoạch đến đâu làm đất ngay đến đó. Chuẩn bị vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vụ xuân 2022. Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự báo tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, hướng dẫn cơ sở và người dân áp dụng biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng gây hại chính. Tập trung phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn vụ Đông - Xuân 2021- 2022; triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi tái phát. Tăng cường chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản. Đôn đốc các địa phương quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, chủ động thực hiện điều tiết nước tưới hợp lý, tiết kiệm phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Duy trì công tác trực phòng chống cháy rừng. Tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; chú trọng thanh tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật…/.