Nếu so với các huyện, thành phố trên địa bàn, chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia của huyện Đà Bắc gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh phấn đấu các tiêu chí về chất lượng giáo dục, cái khó của huyện còn liên quan nhiều đến các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp (diện tích mặt bằng, phòng chức năng, trang thiết bị...). Tuy nhiên, với sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía, nhất là công tác tham mưu đúng, trúng của ngành GD&ĐT huyện, chủ trương này đã từng bước đạt được một số kết quả khả quan...
Theo đồng chí Nguyễn Hữu An, phó trưởng phòng GD&ĐT huyện: Từ năm 2011 đến nay, huyện đều bảo đảm kế hoạch xây dựng được 1-2 trường chuẩn/năm. Trong giai đoạn 2011-2014 đã có 7 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn toàn huyện lên 15 trường(chiếm 23,1%). Trong đó, có 3 trường MN, 8 trường tiểu học và 4 trường THCS, đã có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (MN Hoa Mai, tiểu học Kim Đồng thuộc thị trấn Đà Bắc). Để đạt được kết quả bước đầu đó, huyện đã nắm bắt, triển khai có hiệu quả tinh thần Chỉ thị số 16 ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia; xây dựng kế hoạch phù hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cơ sở nhằm thu hút sức mạnh của các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân. Đặc biệt, huyện biết phát huy sức mạnh của công tác xã hội hoá trên địa bàn.
Xã Tân Pheo còn nhiều khó khăn, nhưng khi có chủ trương xây dựng trường tiểu học B Tân Pheo phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia, từ 1-2 năm trước, các cấp uỷ, chính quyền xã và toàn dân đã vào cuộc bằng những việc làm thiết thực. UBND xã dành kinh phí thích hợp từ các tiểu dự án đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ sinh hoạt hàng ngày như giếng nước, công trình phụ trợ Đặc biệt, các bậc phụ huynh đã dành 320 ngày công lấy cát, sỏi, san ủi mặt bằng, làm sân bê tông cho nhà trường. Điểm chi lẻ cũng được đầu tư bể nước, nhà công vụ phục vụ giảng dạy, học tập và sinh hoạt của thầy và trò. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các bậc phụ huynh, các đoàn thể, mặt trận còn thể hiện cụ thể hơn trong việc quan tâm cho con em được bảo đảm 3 đủ khi đến trường (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Dần theo thời gian, tiểu học Tân Pheo B đã hội tụ đủ các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia(được công nhận năm 2011). Nhiều năm gần đây, phát huy thế mạnh đó, trường luôn có giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học này, 160 học sinh nhà trường đang nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, xứng đáng với danh hiệu từng đạt được: tập thể lao động xuất sắc.
Thầy Hoàng Văn Tuyên, Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Chum A cho biết: Trong hành trình phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia, bên cạnh sức vươn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh giỏi, trường còn được sự ủng hộ, hỗ trợ thiết thực của nhân dân trên địa bàn. Phụ huynh và các đoàn thể đã ủng hộ 576 ngày công để sửa nhà giáo viên, làm hệ thống thoát nước, tường bao, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Các gia đình đều quan tâm đến việc học của con em mình, nên nhiều năm qua, trường không có tình trạng học sinh bỏ học. Năm 2014, trường đã đạt trường chuẩn quốc gia.
Xã Hào Lý cũng là đơn vị tiêu biểu của huyện khi trong các năm 2012-2014 đã có 3/3 trường MN, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia. Hào Lý đã thành công khi huy động được sức mạnh của toàn dân và các tổ chức xã hội trong, ngoài huyện quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT. Đã có hộ dân nhượng đất mở rộng diện tích trường học nhằm đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất. Xã đặc biệt thành công trong việc chăm lo tới nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua hoạt động tặng quần áo, sách vở, xe đạp, tạo điều kiện cho các em đến trường đầy đủ. Ngoài ra, các xã, thị trấn khác như Cao Sơn, Tu Lý, Tân Minh, thị trấn Đà Bắc đều dành sự quan tâm thiết thực tới công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn. Thành công ban đầu đó, đã thực sự là động lực để năm 2015 huyện dồn sức bảo đảm cho các trường đạt các tiêu chí như MN Tu Lý B(xã Tu Lý), THCS xã Hiền Lương. Đồng thời, có hướng khắc phục vùng trắng trường chuẩn quốc gia như 4 xã cụm Yên Hoà, Đoàn Kết, Trung Thành, Đồng Ruộng