Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là: 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử. Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng; Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện, thành phố có thể được thực hiện trên môi trường mạng; Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các huyện, thành phố; Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước.
Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là: 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, thành phố, Sở, Ban, ngành có Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp; Có khoảng 20% Kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu, các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; 50% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được noppj qua mạng.
Định hướng đến năm 2020: Tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập được môi trường mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các giao dịch của các cơ quan nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau