DetailController

CNTT và Viễn Thông

Khuyến nghị người dân cách phòng tránh về tội phạm mạng trong nước sử dụng để lừa đảo trực tuyến

08/11/2024 22:41
Theo khuyến nghị của Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) tại Công văn số 950/TTCS-TTTT ngày 30/10/2024, người dân cần nắm được một số thông tin về tội phạm mạng trong nước sử dụng để lừa đảo trực tuyến, như sau:

1. Cảnh báo chiêu trò lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào  vùng lũ lụt: Người dân trước khi quyên góp, ủng hộ, cần tìm hiểu kỹ về tổ chức  kêu gọi, xác minh tính xác thực của thông tin được cung cấp. Trong trường hợp  người có tấm lòng hảo tâm, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào trong vùng  thiên tai thì nên quyên góp, ủng hộ tại các đơn vị có uy tín, minh bạch, đảm bảo  sự đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ về ứng  dụng hoặc dịch vụ đọc trộm tin nhắn, cần báo cáo ngay cho cơ quan chức năng để  có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

2. Cảnh báo mạo danh cắt ghép hình ảnh của các bệnh viện để lừa đảo  chiếm đoạt tài sản:  Người dân tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán  thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm tra  kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ  quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh,  hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép  để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng các nền tảng khám chữa bệnh  online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ  ràng.

3. Cảnh báo chiêu trò lừa đảo đầu tư tài chính trên mạng xã hội: Người dân tuyệt đối không tham gia không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn  giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website hay ứng dụng đầu tư tiền ảo. Trước khi  tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào, người dân cần kiểm tra giấy phép hoạt động và  thông tin về sàn giao dịch; Chỉ nên giao dịch trên các sàn được cấp phép bởi cơ  quan chức năng; Không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai dưới mọi hình  thức; Không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc nhấp vào đường dẫn  lạ.

4. Cảnh giác trước những thông tin giả mạo liên quan đến việc xuất  khẩu lao động tại Hàn QuốcNười lao động nên tìm hiểu kỹ về các chương trình xuất khẩu lao động qua các  nguồn chính thống, như các cơ quan chính phủ, đại sứ quán, hoặc các tổ chức có uy  tín. Tuyệt đối không tin vào các quảng cáo hay lời mời hứa hẹn hấp dẫn nhưng thiếu  cơ sở pháp lý. Thực hiện kiểm tra danh tính của các tổ chức, xác minh thông qua các  trang web chính thức của cơ quan chức năng. Chỉ nên tham gia các chương trình xuất  khẩu lao động thông qua các công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép. Tuyệt đối không nộp bất kỳ khoản tiền nào trước khi ký kết hợp đồng lao  động rõ ràng với các điều khoản về công việc, thu nhập, chi phí cụ thể. 

5. Cảnh báo lừa đảo thông qua hình thức tặng quà 20/10: Người dân nên thận trọng và cảnh giác trước những tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng  thưởng hoặc mời tham gia chương trình tri ân khách hàng miễn phí. Người dân  cần chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính đối tượng bằng cách liên  hệ qua các trang thông tin chính thống. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn,  không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ. Không cung cấp thông  tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào. Không truy cập vào các đường  dẫn lạ. Tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc  bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.

6. Cảnh giác chiêu trò giả danh cảnh sát giao thông gửi thông báo  phạt nguội: Người  dân nên tỉnh táo khi nhận phải các cuộc gọi và tin nhắn từ những đối tượng không  rõ danh tính. Người dân cần chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính  đối tượng bằng cách liên hệ qua các trang thông tin chính thống. Các trường hợp  bị phạt nguội, Cảnh sát giao thông đều gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện  hoặc người liên quan đến trụ sở cơ quan công an (nơi xảy ra vi phạm) để làm việc  nên không có chuyện gọi điện, nhắn tin qua điện thoại thông báo vi phạm. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối  tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào.  Không truy cập vào các đường dẫn lạ.

7. Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online": Người dân cần đề cao cảnh giác trước các lời hứa hẹn về thu nhập cao, việc làm  dễ dàng không cần bằng cấp. Thực hiện xác minh thông tin từ các nguồn chính  thức, không tin tưởng vào những thông báo hoặc kênh thông tin không rõ ràng.  Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu  cho bất kỳ ai. Thiết lập xác thực hai yếu tố cho tài khoản trực tuyến và cập nhật  mật khẩu thường xuyên.

8. Cảnh giác với các ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền  điều khiển thiết bị:  Người  dân nên thận trọng trước những bài đăng hoặc những thông tin không rõ nguồn  gốc trên mạng xã hội. Người dân cần thực hiện kiểm tra tính xác thực của thông  tin về nghệ sĩ. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch  chuyển tiền cho các đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm  dưới bất kỳ hình thức nào. Không truy cập vào các đường dẫn lạ. Tuyệt đối không  chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy  cảm nào.

9. Cảnh giác với hình thức lừa đảo giả mạo công ty điện lực: Người dân cảnh giác khi nhận được tin nhắn, Email yêu cầu thanh toán các khoản  phí. Cẩn thận xác minh kỹ thông tin, danh tính của người gửi Email, đơn vị công  tác thông qua số điện thoại hoặc cổng thông tin chính thống. Tuyệt đối không truy  cập vào đường dẫn lạ, không thực hiện các giao dịch chuyển tiền vào tài khoản  đáng ngờ khi chưa xác thực được thông tin.

10. Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khoẻ" trên mạng xã hội: Người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh,  bán thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm  tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ  quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh,  hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép  để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng khám chữa bệnh online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ  rõ ràng./.