Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người làm công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Cung cấp tài liệu về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp. Đồng thời cung cấp các chương trình đào tạo về khởi nghiệp có hệ thống và có tính ứng dụng thực tế cao cho học sinh phổ thông các cấp để các em sớm được tiếp cận với sự hội nhập kinh tế trong nước và thế giới. Các trường cao đẳng, trung cấp xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2021, 100% các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và thúc đẩy việc thành lập trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; 100% học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, trường THPT và các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh được tiếp cận, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. Ít nhất 30% trường THPT kết nối được với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa học sinh đến trải nghiệm thực tế về hướng nghiệp - khởi nghiệp và được truyền cảm hứng từ doanh nhân địa phương. Đó là một số mục tiêu đặt ra trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Theo đó, mục tiêu của việc hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, trường học xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp; từng bước hình hành, xây dựng quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phấn đấu 100% các trường cao đẳng, trung cấp có 1 ý tưởng, dự án khởi nghiệp 2 trở lên của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 20% giáo viên phổ thông được trang bị kiến thức về quản lý tài chính, hướng nghiệp và khởi nghiệp để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong việc xây dựng mục tiêu cá nhân và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Để thực hiện mục tiêu trên, các địa phương, nhà trường trên địa bàn tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm (khoa, phòng, bộ phận) hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm GDNN - GDTX. Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục, đào tạo, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông, báo chí Trung ương và địa phương vào việc xây dựng, triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động, các mô hình hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo khởi nghiệp online nhằm tuyên truyền, cập nhật các kiến thức, hình ảnh, kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh để thống nhất mục tiêu đào tạo giữa các bên, gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình./.