DetailController

Quốc phòng - An ninh

Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo thực hiện một số giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế

17/04/2024 16:28
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đuợc các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc và có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là đẩy mạnh công tác phòng, ngừa, phát hiện, kiên quyết xử lý tội phạm về tham nhũng, kinh tế và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

Trong năm 2023, các cơ quan tiến hành tổ tụng đã điều tra khởi tố 25 vụ, 85 bị can phạm tội về tham nhũng, kinh tế tăng 466,67% so với năm 2022; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 63,42%, trong đó có những vụ án thu hồi 100% tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Công an tỉnh đã khởi tố 22 vụ, 36 bị can phạm tội về tham nhũng, kinh tế bằng 88% so với tổng số vụ khởi tố về tham nhũng, kinh tế năm 2023. Tội phạm và vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh xảy ra ở nhiều lĩnh vục như đầu tư công, đất đai, tài nguyên, đăng kiểm xe cơ giới, sát hạch lái xe, bảo hiểm xã hội, điện lực,...

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, ngày 16/4/2024, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Công văn số 583-CV/TU về việc lãnh đạo thực hiện một số giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

Cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp tập trung triển khai, thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả một số nội dung sau: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các văn kiện của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 12-TB/TW, ngày 06/4/2022 cũa Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 cua Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; chỉ đạo của đông chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,...; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác năm 2024; thực hiện nghiêm Quy định số 114-QD/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định sô 131- QD/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyên lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiêm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán… Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cua cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của tập thê và cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện nghiêm các quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức vụ. Chỉ đạo khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, làm việc cầm chừng, thiếu quyết liệt của một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là lãnh đạo, quản lý các cấp. Tăng cường tự kiểm tra nội bộ và công tác thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, chú trọng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, tiêu cực.

Quan tâm, chú trọng thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ để phòng ngừa tội phạm, vi phạm về tham nhũng, kinh tế. Đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đây lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sổng, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chi thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đây mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp Nhân dân, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đên đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tô quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cơ quan báo chí và Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; khuyến khích động viên mọi tầng lớp Nhân dân tham gia tích cực trong việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về đang viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, có hành vi tham nhùng, tiêu cực đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Động viên, khen thưởng kịp thời người phát hiện, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: Tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động đấu thầu mua sắm trang thiết bị từ nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, tránh gây thất thoát tài sản Nhà nước. Thực hiện nghiêm quy trình, quy định vê thâm định dự án sử dụng ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý thuế, giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất kinh doanh, không có hoạt động mua hàng đầu vào mà chi có hoạt động xuất hóa đơn đầu ra, hoặc số lượng xuất hóa đơn đặc biệt lớn. Trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc các đối tượng sử dụng giấy tờ người khác đề thành lập doanh nghiệp. Siết chặt việc thực hiện các quy định của pháp luật về định danh đối với sổ điện thoại, tài khoản ngân hàng để hạn chế, ngăn chặn việc sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực thuê và hóa đơn. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai; rà soát lại các quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức, người lao động tại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai theo hướng quy định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công chức là người đứng đầu, viên chức quản lý khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chủ động phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và công tác thu hồi đất, giao đất nói riêng đê kịp thời chấn chỉnh và phòng ngừa sai phạm ngay từ cơ sở. Rà soát toàn bộ các dự án được giao, cho thuê đất rừng trên địa bàn tỉnh đề phát hiện, chấn chỉnh sai phạm (nếu có); đồng thời thống kê, rà soát lại toàn bộ diện tích, vị trí chồng lấn giữa 03 loại rừng, các vị trí có tranh chấp ranh giới giữa các đơn vị hành chính và với các dự án đầu tư, góp phân nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai...

Chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, tăng cường giám sát, đánh giá đầu tư, nhất là đối với các dự án sử dụng diện tích đất lớn, những dự án sau khi có chũ trương nhưng không triên khai thực hiện, chậm triên khai, đầu tư không hiệu quả, có dấu hiệu lợi dụng chính sách ưu đãi và hồ trợ đâu tư đối với ngành nghề và địa bàn được ưu đãi để trục lợi. Xây dựng phương án đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh te - xã hội trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tránh nợ đọng. Việc huy động đóng góp để xây dựng Nông thôn mới phải công khai, minh bạch, tránh tình trạng chạy theo “thành tích” mà huy động quá sức dân, thu trái quy định, dẫn đến sai phạm của cán bộ và bức xúc trong Nhân dân. Các dự án thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia phải công khai, minh bạch, lựa chọn khách quan, sát nhu cầu của người dân và được Nhân dân giám sát thực hiện.

Đảng ủy Công an tỉnh, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh: Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; chú trọng giải quyết tin báo tổ giác tội phạm, kiến nghị khởi tô, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; đây nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án về tham nhũng, kinh tế xảy ra trên địa bàn tỉnh; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xứ lý các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Giao Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công văn này; tiếp tục nắm tình hình, kịp thời báo cáo, tham mưu giúp Thường trực Tỉnh uy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chi đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh lãnh đạo xử lý những vụ việc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đảm bảo theo đúng quy định./.