Tỉnh Hòa Bình đã phân công đơn vị đầu mối thực hiện quản lý Nhà nước về tình trạng khẩn cấp. Đội ngũ công chức được lựa chọn, giao nhiệm vụ tham mưu về thực hiện các nội dung liên quan đến văn bản pháp luật về tình trạng khẩn cấp đều có trình độ tốt, chủ yếu là chuyên ngành quân sự, công an, chuyên viên thuộc các sở, ngành của tỉnh. Công tác đầu tư xây dựng, mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng được tăng cường, giúp nâng cao năng lực quan trắc, phát hiện, cảnh báo sớm và ứng phó, khắc phục. Tỉnh chủ trương xã hội hóa để thu hút các nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai các nội dung liên quan đến tình trạng khẩn cấp; từng bước thực hiện xã hội hóa một số khâu thuộc lĩnh vực nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư tập trung của ngân sách địa phương.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương và lực lượng vũ trang phối hợp, tuyên truyền và quán triệt sâu sắc các văn bản của Trung ương về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, sự cố và cứu hộ, cứu nạn, các biện pháp phòng, chống khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa do thiên nhiên hay con người gây ra để bảo vệ Nhân dân, bảo vệ hoạt động của các cơ quan, tổ chức và nền kinh tế của tỉnh. Thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với lực lượng Quân sự, Công an tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, công chức viên chức, Nhân dân nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác phòng thủ dân sự, với tư tưởng chỉ đạo “Lấy phòng ngừa là chính”, tích cực, chủ động ứng cứu nhanh, kịp thời có hiệu quả, vận dụng phương châm “4 tại chỗ” hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang tỉnh chủ động nắm tình hình, triển khai các phương án phòng ngừa, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn, vụ việc tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự; đảm bảo tốt an ninh, tài chính, đầu tư, an ninh các khu công nghiệp, chế xuất. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, tham mưu giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh.
Công tác thông tin, tuyên truyền là nhân tố quan trọng tạo nên những thay đổi lớn, đóng góp có hiệu quả thiết thực vào việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân về ứng phó với các thảm họa cho cộng đồng và thực hiện các biện pháp khi phải áp dụng Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Hằng năm, tỉnh đều triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tài liệu có liên quan về công tác phòng thủ dân sự và tình trạng khẩn cấp. Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như đăng tải các tin, bài tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh các xã, phường, thị trấn; các cơ quan báo chí, truyền thông; phát tài liệu tuyên truyền. Triển khai kế hoạch hưởng ứng Ngày truyền thống phòng, chống thiên tại Việt Nam (22/5), Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai (13/10), Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (04/10). Thường xuyên đăng tải, cập nhật trên website, trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai, ứng phó các sự cố, thảm họa, phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”.
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, các cơ quan, đơn vị chức năng đã tăng cường phối hợp với trung tâm, các đài dự báo khí tượng thủy văn nắm rõ thông tin dự báo. Đồng thời thông báo đến tổ chức thuộc quyền và Nhân dân. Cụ thể, tháng 9/2022, khi UBND tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai làm ảnh hưởng, hư hỏng công trình đê kè bảo vệ đê Đà Giang và thượng lưu cầu Đen (phường Đồng Tiến, Tp. Hòa Bình). Chủ tịch UBND tỉnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình, Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định về việc xây dựng công trình khẩn cấp cho dự án khẩn cấp khắc phục khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ngày 13/9/2022, khi Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai làm ảnh hưởng, hư hỏng công trình kết cấu hạ tầng giao thông tại cầu Ngòi Mại (Km8+310, đường tỉnh 445 thuộc địa phận xã Hợp Thành, Tp. Hòa Bình). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết, việc điều tiết vận hành của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, kịp thời thông báo tới các cơ quan liên quan để chủ động có các biện pháp phòng tránh. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ đầu tư thực hiện dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo-Chẹ hạ du sông Đà, tổ chức thực hiện các yêu cầu theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đầu tư xây dựng cầu Ngòi Mại, Km8+310, đường tỉnh 445 thuộc dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà. Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai. Khi kết thúc thi công xây dựng cầu Ngòi Mại, Km8+310, đường tỉnh 445 thuộc dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà. UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực và thông báo, hướng dẫn cho các phương tiện giao thông trên địa bàn.
Ngày 02/12/2022, khi UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên một số tuyến đường tỉnh ĐT 423, ĐT 433, DDT, ĐT 448, ĐT 443. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết, kịp thời thông báo tới các cơ quan liên quan để chủ động có các biện pháp phòng tránh. Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai. Khi kết thúc thi công xây dựng cầu Ngòi Mại, Km8+310, đường tỉnh 445 thuộc dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà. Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện rà soát, xác định cụ thể, kịp thời các vị trí kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thiệt hại, hư hỏng do các tình huống thiên tai gây ra, tham mưu ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật. UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực và thông báo, hướng dẫn cho các phương tiện giao thông trên địa bàn. Sở Giao thông vận tải khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 theo tình huống khẩn cấp về thiên tai, Sở Giao thông vận tải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để làm cơ sở công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Cùng với các hoạt động ứng phó, hằng năm, tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch về khắc phục hậu quả của tình huống trong tình trạng khẩn cấp; có sự lồng ghép vào quy hoạch phát triển của sở, ngành, địa phương, đơn vị; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến từng tình huống, thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra. Kiểm tra, rà soát các khu vực nguy hiểm, các trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư để chủ động sơ tán, di dời bảo đảm an toàn. Đồng thời, thực hiện tốt chế độ chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo đúng quy định như: Các quy định của Luật cơ bản tập trung ở các đối tượng dễ bị tổn thương; hỗ trợ đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại, đối tượng dễ bị tổn thương.
Đối với đường lối đối ngoại về quốc phòng, an ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 806NQ/QUTW ngày 31/12/2013 của Quân ủy Trung ương về việc ưu tiên quan hệ đối ngoại quốc phòng gắn bó mật thiết với các nước có biên giới liền kề: Lào, Campuchia, Trung Quốc; coi trọng quan hệ với các nước ASEAN; củng cố, phát triển quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc; tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển. Tỉnh ủy đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, trước hết là với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và ký kết hợp tác một số lĩnh vực với nhiều địa phương khác, đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác, liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tổ chức đoàn công tác để trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ các mục tiêu trọng yếu; bảo vệ an toàn các sự kiện lớn trong nước và quốc tế diễn ra trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ phòng chống biểu tình, bạo loạn lật đổ... Ngoài ra lực lượng vũ trang tỉnh còn đón một số đoàn cấp cao các nước đến làm việc trên địa bàn, góp phần nâng cao vị thế của hình ảnh tỉnh Hòa Bình thân thiện, trang nhã trong mắt bạn bè quốc tế, góp phần vào sự nghiệp đối ngoại chung của tỉnh và của Đảng, Nhà nước./.