DetailController

Kinh tế

Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

03/05/2024 16:30
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền tới tới các cơ quan , đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến thực
sự về nhận thức và hành động. Khuyến khích người tiêu dùngưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam trong các hoạt động mua sắm công, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng hằng ngày.
Các sản phẩm đặc sản địa phương ngày càng được ưa chuộng trên thị trường

Thời gian qua, công tác đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 siêu thị, 03 trung tâm thương mại; 95 chợ. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thiết lập và nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” gắn với các hoạt động bình ổn thị trường, chương trình kích cầu tiêu dùng và các hoạt động khuyến mại, tri ân khách hàng... Công tác đưa hàng Việt về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong những năm qua được các địa phương rất quan tâm và đã trở thành một trong các nội dung trọng tâm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các đợt bán hàng luôn thu hút được đông đảo người dân địa phương đến thăm quan, mua sắm bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước, đã tổ chức 5 phiên chợ tại các huyện trên địa bàn tỉnh (Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu, Cao Phong. Kim Bôi....).

Trong giai đoạn 2021-2024 hoạt động khuyến mại diễn ra sôi động đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ Tết như 30/4, 1/5, 2/9 … Hàng hoá khuyến mại chủ yếu là đồ gia dụng, mỹ phẩm, dược phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, thực phẩm, đồ uống, dịch vụ ngân hàng, … với giá trị khuyến mại và giải thưởng ngày càng tăng đã thu hút được lượng lớn người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm. Trong giai đoạn 2021-2024 đã tiếp nhận 53.537 hồchương trình khuyến mại với tổng giá trị giải thưởng 80 tỷ đồng. Xác nhận cho 82 lượt doanh nghiệp đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại trên địa bàn tỉnh, với tổng giá trị khuyến mại hơn 3,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ đẩy mạnh phân phối hàng hóa của doanh nghiệp qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên 3 Sàn thương mại điện tử như Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sàn Postmart.vn; Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel sàn voso.vn; Công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ - thuộc Tập đoàn FPT sendo.vn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông nghiệp, nông thôn được thực hiệu quả. Do đó người tiêu dùng được tiếp cận với các loại hàng hóa, dịch vụ tốt, chất lượng đảm bảo đồng thời góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh (cam, quýt Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi;  bưởi Tân Lạc, Kim Bôi; rau sạch Lương Sơn, rau su su Tân Lạc...) được người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh bạn biết tới và ưa chuộng; nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết để phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, góp phần mở rộng kết nối thương mại tỉnh Hòa Bình với các tỉnh thành trong cả nước. Cùng với đó, tích cực triển khai các hội chợ, triển lãm hàng Việt, thu hút đông đảo các doanh nghiệp, cá nhân tham gia, góp phần xúc tiến thương mại.

Nhờ đó, trong những năm gần đây, thị phần của hàng Việt tại thị trường tỉnh tăng dần, đặc biệt là nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản; Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm công nghệ chế biến, sản phẩm công nghệ cao có xuất xứ từ Việt Nam trong thời gian qua tăng dần do người dân đã bắt đầu thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng hàng Việt, người tiêu dùng bắt đầu đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin vào các sản phẩm Việt có thương hiệu đây cũng là động lực giúp nhà sản xuất trong nước phát triển. Trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh, hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, từ 80 - 90%. Theo khảo sát, tính đến thời điểm hiện tại tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường tỉnh chiếm tỷ trọng từ 75-80%.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, tạo chuyển biến về ý thức trong Nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng Vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động, đặc biệt là ứng dụng thương mại điện tử nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường thiết yếu, kết nối hàng Việt, doanh nghiệp trong tỉnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý thì trường và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp trong tỉnh với đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, khơi thông thị trường, nhất là trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới và các nền tảng số cho các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử, các nền tảng số; Đẩy mạnh ứng dụng ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các sản phẩm lên Sàn thương mại điện tử. Tăng cường kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp…/.