DetailController

Nông, Lâm, Ngư Nghiệp

Phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

21/05/2024 15:17
Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.590,3 km2. Trong đó, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 294.183,58 ha, đất rừng đặc dụng 40.231,64 ha, đất rừng phòng hộ 108.498,13 ha, đất rừng sản xuất 145.462,81 ha. Diện tích có rừng 236.919,25 ha, trong đó rừng tự nhiên 141.614,03, rừng trồng 95.305,22. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh năm 2023 đạt 51,61%.
Các lực lượng chức năng đẩy mạnh phối hợp, tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về rừng

Xác định rõ vai trò và ý nghĩa to lớn của rừng, trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, cùng toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có nhiều cố gắng tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng. Vì vậy, công tác quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững từng bước đi vào nề nếp, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng được hỗ trợ, đầu tư bảo vệ và phát triển; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tăng nhanh, các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản phát triển, từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Cấp ủy  Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, và mọi tầng lớp Nhân dân; khẳng định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gồm các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà trước hết là chủ rừng.

Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở cơ sở ngày càng được củng cố và gắn chặt, thông qua sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và ngành. Vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương đã được nâng lên một cách rõ rệt. Các vụ phá rừng với quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng không còn xảy ra; số vụ vi phạm luật về lâm nghiệp giảm mạnh; cháy rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra, An ninh rừng trên địa bàn tỉnh được giữ vững, độ che phủ của rừng được duy trì ổn định. Công tác quản lý quy hoạch ba loại rừng được thực hiện tốt; những dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được giám sát chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy hoạch bảo vệ phát triển rừng hoặc quy hoạch ba loại rừng và chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai; rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành cho phù hợp với quy định hiện hành được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền đến các Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp luật được các Sở, ngành tổ chức nghiên cứu, soát, điều chỉnh, bổ sung chế, chính sách theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, đảm bảo tính  đồng  bộ  khả  thi. Quy hoạch ba loại rừng được tổ chức công bố công khai nội trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố  trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân truy cập phục vụ công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chuyển mục đích sử dụng rưng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội tác động đến diện tích, chất lượng rừng được rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW.

Kết quả thực hiện từ năm 2019 đến nay, đã có 104 dự án phát triển kinh tế xã hội có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với diện tích 2.085,27 ha, trong đó: 100,55 ha quy hoạch rừng phòng hộ; 1.169,35 ha quy hoạch rừng sản xuất; 815,37 ha đã điều chỉnh ra ngoài quy hoạch ba loại rừng. Hiện trạng gồm: 1.194,39 ha rừng trồng; 890,88 ha diện tích không có rừng. Các dự án chuyển đổi được thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về lâm nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan. Toàn bộ diện tích được phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là rừng trồng và đất không có rừng, không có rừng tự nhiên.

Trong trồng rừng thay thế, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 30/7/2020 về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung phát triển nhanh, có chiều sâu diện tích rừng sản xuất là rừng trồng bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng nguồn giống có xuất sứ rõ ràng, chất lượng cao đưa vào trồng rừng; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

Công tác trồng rừng thay thế, rừng phòng hộ, rừng sản xuất được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao. Diện tích rừng trồng tập trung hàng năm luôn ổn định từ 6 - 7 nghìn ha; công tác nâng cao giá trị sản phẩm của rừng được chú trọng; diện tích được cấp chứng chỉ rừng FSC tăng hành năm; mô hình kinh doanh gỗ lớn dần được quan tâm phát triển từ 525,00 ha năm 2019 lên khoảng 20.000 ha năm 2023. Từ năm 2019 đến tháng 12/2023 đã thực hiện trồng được 562,66 ha/700,60 ha diện tích phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, quản lý và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển rừng bền vững được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện; việc chuyển mục đích rừng sang mục đích khác trái pháp luật, sử dụng đất không đúng mục đích được xử lý nghiêm; những dự án sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, dự án có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng và môi trường sinh thái, dự án ảnh hưởng nghiệm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân bị đình chỉ và xử lý kịp thời; các tổ chức, cá nhận vi phạm, thiếu trách nhiệm trong quản lý quy hoạch, sử dụng đất rừng vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đều được xử lý nghiêm minh với tinh thần thượng tôn pháp luật./.