Kết quả xây dựng nông thôn mới đến nay, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85,7% kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025 và đạt 68,8% kế hoạch của tỉnh đề ra. Hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch được nâng cao, đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn.
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn…
Chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn được thực hiện tốt; nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh; nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy của cán bộ các cấp về nông thôn mới; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; nâng cao năng lực chuyên môn về xây dựng nông thôn mới; truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đem lại những hiệu quả rõ nét mọi mặt đời sống, xã hội của tỉnh Hòa Bình về phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình hàng năm từ 4,5-5%.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỉnh Hòa Bình phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đạt 16,3 tiêu chí/xã. Chuẩn hoá thêm khoảng 16-20 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Tiếp tục hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, tạo mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Để đạt được mục tiêu đó, các cấp, các ngành, địa phương cần thực hiện mốt số nhiệm vụ trọng tâm sau: Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Ưu tiên vốn đầu tư cho các hạ tầng kết nối, đặc biệt là hạ tầng liên thông nông thôn - đô thị; hạ tầng về xử lý môi trường; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin… Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ưu tiên nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể để xác định, lựa chọn các địa phương có tiềm năng hoàn thành sớm công tác đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình, cần tăng cường huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác thực hiện trên địa bàn theo nguyên tắc ưu tiên huy động, khai thác tối đa nguồn lực trực tiếp tại địa phương, các nguồn vốn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, nguồn huy động của cộng đồng, cá nhân để tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương theo kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan thông tin, báo chí, các cấp, các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền về mục tiêu, nội dung các cơ chế chính sách của Chương trình, thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ biến và nhân rộng.
Các Sở, Ban, ngành tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung, tiêu chí... đảm bảo kết quả theo kế hoạch đề ra.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu./.