DetailController

Tin từ các đơn vị

Phát động và triển khai mạnh mẽ các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

24/06/2022 00:00
Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều nhiều chương trình hành động, nhiều văn bản để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được lan tỏa rộng khắp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng với trên 70% số hộ trong toàn tỉnh thực hiện

Phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học” và “Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng” được đẩy mạnh, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện đã gắn phong trào này với các cuộc vận động quan trọng như: xây dựng gia đình văn hoá, đời sống văn hoá ở khu dân cư, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà đại đoàn kết, xoá đói giảm nghèo...Xây dựng mô hình gia đình kỹ sư, gia đình bác sỹ, gia đình nhà giáo, gia đình cử nhân, gia đình thạc sỹ- tiến sỹ, gia đình nghệ nhân, gia đình công nhân kỹ thuật hiếu học tiêu biểu; dòng họ, chi họ hiếu học; thôn bản, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp...khuyến học.

Số mô hình hiếu học, khuyến học tăng nhanh. Năm 2011, số gia đình được công nhận Gia đình hiếu học là 9.166, đến năm 2015 đã đạt 69.753 gia đình. Năm 2011 có 22 dòng họ được công nhận Dòng họ hiếu học, đến năm 2015 là 653 dòng họ... Qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu xuất sắc như: Gia đình ông Bùi Quang Ngoạn (huyện Kỳ Sơn), Dòng họ Hà công Đức Khải (huyện Mai Châu), Trung tâm học tập cộng đồng xã Xuất Hoá (huyện Lạc Sơn), Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Nam Ninh (Yên Thuỷ).

Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Cao Phong và Mai Châu tổ chức xây dựng thí điểm các mô hình học tập tại 6 xã, thị trấn thuộc 2 huyện trên, ngoài ra còn có 86 xã, phường, thị trấn được 9 huyện còn lại chọn xây dựng thí điểm. Năm 2016 tổ chức triển khai đại trà các mô hình học tập, đã có 76.948 gia đình được công nhận “Gia đình học tập”, 969 dòng họ được công nhận “Dòng họ học tập, 931 xóm, bản được công nhận “Cộng đồng học tập” cấp thôn, 397 đơn vị ở cơ sở do xã quản lý được công nhận “Đơn vị học tập”. Đến nay, số lượng các mô hình học tập được công nhận đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nhiều mô hình học tập tiêu biểu xuất sắc như: Dòng học tập họ Bạch Kim Bôi), Dòng họ học tập Bùi Công (Yên Thủy), Cộng đồng học tập: Tổ 12 - Phường Đông Tiến (TP Hòa Bình), Đơn vị học tập: Trường Tiểu học thị trấn Cao Phong, Cộng đồng học tập cấp xã: Thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn)

Phong trào “Tiếng trống khuyến học” được phát động từ năm 2012, đã có 100% huyện, thành phố triển khai thực hiện, trên 60% xóm, bản, tổ dân phố hưởng ứng. Phong trào đã khơi dậy truyền thống hiếu học, phát huy và vận động tiềm năng của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trên địa bàn cùng chung tay thực hiện phong trào “Xã hội hóa giáo dục”. Tạo nên khi thể học tập sôi nổi cho học sinh trong toàn địa bàn, thể hiện sự quan tâm của mọi người với việc học của thế hệ trẻ và trở thành động lực thúc đẩy để học sinh vươn lên học tốt hơn. Phong trào đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần tích cực vào công tác an ninh trật tự ở khu dân cư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 150/151 xã, phường, thị trấn triển khai (99%); có 87% số xóm, bản, tổ dân phố thực hiện phong trào này.

Phong trào “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, có trên 70% số hộ trong toàn tỉnh thực hiện. Phong trào góp phần xây dựng ý thức tiết kiệm tự giác trong từng cá nhân, gia đình để hình thành quỹ khuyến học bền vững; giải quyết khó khăn cho mỗi gia đình bước vào năm học mới cho con em, hỗ trợ con cháu mua quần áo, sách vở, bút, đồ dùng học tập, phương tiện đi học... Toàn tỉnh, mỗi năm đã nuôi hàng ngàn lợn nhựa khuyến học” và tiết kiệm được hơn chục tỷ đồng.

Phong trào “Ba đỡ đầu” gồm đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó; đỡ đầu học sinh giỏi thành tài; đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên. Phong trào được triển khai từ năm 2012. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã nhận đỡ đầu học sinh học hết cấp học phổ thông, học hết bậc đại học với mức đỡ đầu từ 100.000 đ/tháng đến 1.000.000 đ/tháng. Bình quân mỗi năm có trên 5 nghìn học sinh (học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi thành tài, học sinh khuyết tật vươn lên được các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận đỡ đầu với mức từ 200.000đ/ tháng đến 1.000.000đ/ tháng. Nhờ phong trào này, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp tục đến trường. Nhiều em học sinh khuyết tật đã được tiếp thêm nghị lực trong hành trình hoà nhập với cộng đồng. Nhiều học sinh có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập đã được bồi dưỡng, vun đắp, hứa hẹn trở thành những nhân tài tương lai của đất nước.

Trong phong trào củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), Hội Khuyến học các cấp đã phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tuyên truyền sâu rộng trong hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của TTHTCĐ - Là trường học của người dân, là thiết chế giáo dục quan trọng của xây dựng XHHT ở cơ sở. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ TTHTCĐ cho cán bộ hội và hội viên. Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại TTHTCĐ. Hằng năm, Hội Khuyến học cơ sở đã vận động, tổ chức hội viên và người dân tham gia các hoạt động của TTHTCĐ, tham gia làm giảng viên: biên soạn học liệu; ủng hộ sách, báo, tạp chí; ủng hộ tiên hoạt động, ủng hộ cơ sở vật chất, phục vụ sinh hoạt TTHTCĐ... Trung bình mỗi năm đã có trên 300 nghìn lượt người tham gia học tập tại đây, trong đó có trên 50% là hội viên khuyến học.

Phong trào hỗ trợ giáo dục trong nhà trường, đã góp phần vận động các gia đình cho trẻ em đi học đúng độ tuổi, đặc biệt quan tâm đến các em gái, các em khuyết tật, mồ côi. Hỗ trợ nhà trường vận động học sinh đi học đều, chống bỏ học. Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Hỗ trợ nhà trường phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. Tham gia quản lý, giáo dục học sinh cá biệt. Hỗ trợ nhà trường tổ chức quản lý sinh hoạt của học sinh tại khu dân cư trong những ngày nghỉ, nhất là dịp hè. Phối hợp với cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc hướng nghiệp và phân luồng học sinh, tạo điều kiện giúp học sinh học những nghề đơn giản…/.