DetailController

Giáo dục

Phấn đấu đưa sự nghiệp GD&ĐT phát triển lên tầm cao mới

21/12/2017 00:00
Liên tục 8 năm, từ năm học 2008-2009 đến nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2012, ngành GD&ĐT Hòa Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, khẳng định vị trí của GD&ĐT Hòa Bình so với GD&ĐT cả nước. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/10/2017), PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Trọng Đắc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT.
Liên tục 8 năm, từ năm học 2008-2009 đến nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, tiêu biểu. Năm 2012, ngành GD&ĐT Hòa Bình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, khẳng định vị trí của GD&ĐT Hòa Bình so với GD&ĐT cả nước. Nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/10/2017), PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Trọng Đắc, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT.

 

 PV: Xin đồng chí cho biết những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

 Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, sự chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh... 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có trường lớp từ mầm non đến THCS. Các huyện, thành phố trong tỉnh có từ 2 - 4 trường THPT. Các huyện có nhiều đồng bào dân tộc đã có hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số được học tập có chất lượng.

Đến nay toàn tỉnh có 637 trường học với 217.713 HS-SV; tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 38,4%; số phòng học kiên cố đạt 84%. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng. Toàn ngành hiện có 20.767 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 17.505 giáo viên các cấp, với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của giáo dục mầm non là 98,9%; đối với giáo dục tiểu học, THCS, THPT, GDTX, GDCN 100% đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trình độ trên chuẩn của các cấp học là: GDMN đạt 49,6%, GDTH đạt 69,2%; THCS đạt 51,9%; PTDTNT THCS đạt 68,2%, THPT đạt 9,9%; giáo dục thường xuyên đạt 5,03%; Cao đẳng Sư phạm đạt 60,2%.

Chất lượng đại trà chuyển biến rõ nét, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng mạnh, tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh lưu ban, bỏ học giảm. Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và khó khăn được thu hẹp đáng kể. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm ngày một tăng. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định, số học sinh khá, giỏi và học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia ngày càng tăng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.245 học sinh giỏi quốc gia, trong đó có 23 giải nhất. Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) đạt được những thành tựu quan trọng, đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Toàn tỉnh có 37 xã được công nhận đạt chuẩn NTM đối với lĩnh vực GD&ĐT.

Cùng với các hoạt động chuyên môn, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng. Năm 2017, toàn ngành GD&ĐT có 7 đảng bộ và 713 chi bộ trường học với 10.677 đảng viên, đạt tỷ lệ 50,8%.

 PV: Thưa đồng chí, trước bối cảnh CNH-HĐH đất nước cũng như yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục như hiện nay, ngành GD&ĐT tỉnh ta cần tập trung triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nào?

 Đồng chí Bùi Trọng Đắc: Bước vào giai đoạn mới, GD&ĐT Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt yếu kém theo hướng: chấn chỉnh công tác quản lý, tăng cường kỷ cương nề nếp; sắp xếp, củng cố và hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo hướng mở; học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập nhằm chuyển hệ thống giáo dục khép kín thành hệ thống giáo dục mở. Bố trí đủ về số lượng đội ngũ giáo viên tại các nhà trường, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo bắt kịp và đáp ứng những thay đổi của chương trình sách giáo khoa phổ thông mới - đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định cho sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.ư.

Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Thực hiện chương trình GD&ĐT từ chủ yếu trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học. Phát triển năng lực và phẩm chất người học hài hòa, toàn diện giữa đức - trí - thể - mỹ. Thực hiện nội dung giáo dục đổi mới theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chú trọng việc hướng nghiệp phù hợp với trình độ. Dạy và học ngoại ngữ, tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng thực tế của người học. Chú trọng đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT; có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi đạt trên 98%, có ít nhất 45% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 5%. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học và THCS đạt 100%; 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; 78% trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu học được đi học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo đạt 350 người/1vạn dân; 95% HS-SV được bồi dưỡng về kỹ năng sống; 100% các bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; 70% người lao động được học tập, bồi dưỡng kiến thức khoa học; phấn đấu 30% trường mầm non, 62% trường tiểu học, 40% trường THCS và 26% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

 Ngành GD&ĐT sẽ đổi mới căn bản, toàn diện để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP của địa phương.

 PV: Xin cảm ơn đồng chí!