Nhiệm vụ của các Phòng, Trung tâm thuộc Ban (sau đây gọi tắt là các Phòng thuộc Ban) được Quy định tại Quyết định số 28/QĐ- BQLKCN ngày 15/7/2008 và Quyết định số 13/QĐ- BQLKCN ngày 24/2/2009 của Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, cụ thể như sau
1. Phòng Xúc tiến đầu tư:
Tham mưu cho Lãnh đạo Ban, thực hiện các nhiệm vụ:
1.1. Xúc tiến đầu tư:
- Hướng dẫn các nhà đầu tư trình tự, thủ tục đăng ký đầu tư vào KCN, cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, thẩm tra, xem xét trình Lãnh đạo Ban cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
- Xây dựng Danh mục dự án đầu tư, chương trình, kế hoạch tổ chức các cuộc Hội thảo trong và ngoài nước về xúc tiến đầu tư và phát triển KCN; tổ chức biên soạn tài liệu giới thiệu nhằm thu hút đầu tư, tổ chức tuyên truyền vận động đầu tư vào KCN của tỉnh.
1.2. Quản lý doanh nghiệp:
- Xây dựng dự thảo Điều lệ quản lý KCN trình UBND tỉnh phê duyệt, chỉ đạo theo dõi việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp trong KCN; phối hợp với các Sở, Ban, ngành giải quyết khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư trong KCN; thực hiện báo cáo về hoạt động trong KCN; đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp.
1.3. Quản lý lao động:
- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc chấp hành các quy định của bộ Luật Lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và tiền lương của người lao động tại các doanh nghiệp trong KCN. Giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc trong KCN; phối hợp với ngành chức năng kiểm tra và xử lý theo quy định của Pháp luật...
- Xem xét hồ sơ trình Lãnh đạo Ban cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong KCN. Cấp sổ lao động cho người Việt Namlàm việc trong KCN.
1.4. Quản lý xuất nhập khẩu:
- Xem xét trình Lãnh đạo Ban cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại KCN. Cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hành hoá và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào KCN sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương.
- Xem xét trình Lãnh đạo Ban cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá sản xuất trong KCN và các loại giấy phép, chứng chi, chứng nhận khác có liên quan trong KCN.
1.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban phân công.
2. Phòng Quản lý Quy hoạch – Môi trường và Đất đai:
Tham mưu giúp Lãnh đạo Ban, thực hiện các nhiệm vụ:
2.1. Lập Quy hoạch và quản lý quy hoạch:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch phát triển KCN mới hoặc mở rộng các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh khi được UBND tỉnh giao.
- Quản lý đất đai theo quy hoạch; lập, trình thẩm định phê duyệt và Quản lý Quy hoạch chi tiết KCN, cấp chứng chỉ quy hoạch.
- Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của KCN theo thẩm quyền.
2.2. Quản lý xây dựng
- Thẩm định Thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định của Pháp Luật.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong KCN cho Tổ chức có liên quan; xác nhận hợp đồng thuê lại đất giữa đơn vị kinh doanh hạ tầng và các nhà đầu tư thứ phát trong KCN.
- Lập, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng KCN và kế hoạch đầu tư xây dựng ngoài hàng rào KCN, nhà ở công nhân KCN.
2.3. Quản lý môi trường và đất đai:
- Hướng dẫn doanh nghiệp lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường của các dự án đầu tư vào KCN.
- Tổ chức thực hiện thẩm định và trình Lãnh đạo Ban phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư được phân cấp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình chấp hành Luật bảo vệ môi trường, việc tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt của các doanh nghiệp trong KCN.
2.4. Công tác kiểm tra giám sát
- Tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện việc kiểm tra, thanh tra về công tác đầu tư xây dựng, Quy hoạch, công tác quản lý sử dụng đất đai trong các KCN
- Phối hợp với cơ quan chức năng, giám sát việc thực hiện các dịch vụ cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông đầu tư phục vụ KCN.
2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban phân công.
3. Văn phòng Ban:
Tham mưu giúp Lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ sau:
3.1. Tổ chức và cán bộ:
- Đề xuất tuyển dụng, quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của nhà nước. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức.
- Theo dõi nâng lương và các chế độ khác của cán bộ công chức, viên chức trong Ban.
- Lưu trữ hồ sơ, công tác quản trị cơ quan.
3.2. Kế toán:
- Xây dựng chương trình, lịch công tác của Ban; duy trì, đôn đốc việc thực hiện chương trình, lịch công tác, chế độ làm việc, quy chế làm việc, nội quy cơ quan...
- Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan cấp trên và cơ quan liên quan; Thực hiện các báo cáo giao ban định kỳ hàng tháng.
- Thực hiện các nhiệm vụ: quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí...
- Xây dựng dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Lập dự toán và quyết toán thu – chi hàng năm. Thực hiện thu – chi, trích nộp, quản lý sử dụng các khoản lệ phí và nguồn thu khác theo đúng chế độ.
3.3. Thi đua khen thưởng:
- Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong KCN.
3.4. An ninh trật tự:
- Phối hợp với công an, chính quyền địa phương thực hiện công tác an ninh trật tự trong KCN.
- Tổ chức và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...Và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong KCN.
3.5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”
3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban giao.
4. Trung tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp:
Tham mưu giúp Lãnh đạo Ban và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
4.1. Lĩnh vực .quản lý, thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp:
- lập kế hoạch đầu tư xây dựng, xác định nhu cầu vốn xây dựng mới, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hàng quý, năm báo cáo Ban Quản lý các khu công nghiệp để xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng khu công nghiệp trình Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Làm chủ đầu tư xây dựng mới, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay do nhà nước bảo lãnh. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố, chủ đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, xây dựng hạ tầng ký thuật khu công nghiệp và xây dựng khu tái định cư.
- Khai thác, tiếp nhận các nguồn vốn, được Ủy ban nhân dân tỉnh bảo lãnh vay vốn và được ký các hợp đồng với các đơn vị để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
- Lập kế hoạch vận động thu hút vốn vào khu công nghiệp được giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và tham gia vận động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp khác.
- Ký thỏa thuận địa điểm, hợp đồng cho thuê lại đất; thực hiện việc thu tiền cho thuê, thuê lại đất, phí hạ tầng trong khu công nghiệp được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nộp hoàn trả ngân sách theo quy định hiện hành.
4.2. Thực hiện cung ứng các loại hình dịch vụ
- Tổ chức thực hiện việc cung ứng các dịch vụ cho nhà đầu tư, các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp như: dịch vụ tư vấn, quản lý và triển khai thực hiện dự án, tuyển dụng, đào tạo lao động, giới thiệu việc làm, vệ sinh bảo vệ môi trường, các dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, thông tin thị trường, giới thiệu và bán sản phẩm.
- Các dịch vụ hành chính công, tư vấn cho người lao động, người sử dụng lao động về chính sách, chế độ, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động, hướng nghiệp, đào tạo nghề, tìm việc làm, an toàn và bảo hộ lao động.
- Tổng hợp thông tin thị trường lao động, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động của các đơn vị trong khu công nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho người lao động. Thực hiện việc đăng ký lao động, đăng ký tìm việc làm và tổ chức tuyển chọn, cung cấp lao động cho các Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; được ký kết thỏa thuận với các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp về cung cấp các dich vụ theo quy định hiện hành.
- Thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động; Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phsi, tài chính, tài sản và các phương tiện, trang thiết bị của trung tâm theo quy định hiện hành của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp giao.
4.3. Thực hiện chế độ báo cáo và các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao.