Công tác lập, giao kế hoạch vốn được thực hiện kịp thời; việc giao các nguồn vốn được thực hiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức. Các nguồn lực, chính sách của các Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn khó khăn; nhiều mô hình trong sản xuất đã đem lại hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; chất lượng giáo dục, y tế, công tác khám, chữa bệnh cho người dân được nâng lên; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; phát huy được sức mạnh to lớn của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 9,2%, giảm 6,29% so với năm 2021, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo các xã cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm còn 9,8%; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm còn 21,27%.
Toàn tỉnh có thêm 07 xã thuộc 06 huyện, thành phố được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 80/129 xã, đạt 62%; bình quân tiêu chí nông thôn mới đạt 16,2 tiêu chí/xã; không có xã đạt dưới 10 tiêu chí; có 03 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém đó là: Các văn bản hướng dẫn của Trung ương còn có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, hoặc còn thiều để triển khai các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của các Chương trình. Một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao chưa phù hợp với thực tiên và yêu câu cao hơn so với bộ tiêu chí cũ. Việc huy động các nguôn lực hợp pháp khác đề cùng với nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2022, năm 2023 của các Chương trình còn chậm, đạt tỷ lệ thấp.
Để triển khai thực hiện hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Ban cán sự đáng Uy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: Nghiên cứu, rà soát để trình câp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là tập trung rà soát, sửa đổi Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND, ngày 10/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý, tố chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quôc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở để nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo các dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình được triển khai ngay sau khi cấp có thẩm quyền phân bổ nguồn vốn.
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát việc triên khai thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; kịp thời phát hiện, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thực hiện các chương trình; triền khai phân bổ, giao dự toán thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thống nhất, đồng bộ./.