Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và của tỉnh, Sở ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hướng dẫn các đơn vị trường học tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. 100% nhà trường hiện đã xây dựng Kế hoạch nhà trường; chủ động bố trí môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh. Hằng năm, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn các chủ đề/bài học có tích hợp nội dung Giáo dục STEM. Qua đó giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy chủ động, tích cực, tự học thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học, phát triển các năng lực đó cho học sinh. Về việc tổ chức dạy học các môn chuyên trong trường chuyên, Sở GD&ĐT chỉ đạo trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ thực hiện xây dựng chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, tổng thời lượng môn chuyên bằng 150% thời lượng chương trình môn học. Đến nay, học sinh trung học luôn tự tin khi tham gia các cuộc thi trong và ngoài tỉnh, các cuộc thi khu vực, như: Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học của địa phương; Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học; Chung kết cuộc thi Solve for Tomorrow 2023 tại Sam Sung Việt Nam; Cuộc thi lập trình The Coolest Projects Malaysia các năm 2023,…
Ngành Giáo dục tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên cấp trung học nhằm đảm bảo về số lượng và cơ cấu theo vị trí việc làm. Năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới; tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên từng bước được giải quyết. Hiện toàn tỉnh có 6.725 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Trong đó, có 558 cán bộ quản lý, 5.350 giáo viên và 817 nhân viên. Trong năm học 2023-2024, 100% cán bộ quản lý cốt cán và giáo viên phổ thông cốt cán tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn chương trình GDPT 2018do Bộ GD&ĐTtổ chức; 100% giáo viên THCS và THPT trên toàn tỉnh được bồi dưỡng thường xuyên kết hợp tập huấn các modun của chương trình GDPT 2018. Có 99,78% cán bộ quản lý và giáo viên cấp THCS và 99,81% cán bộ quản lý và giáo viên cấp THPT hoàn thành chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức. Bên cạnh đó, giáo viên đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bám sát đối tượng, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện. Đối với các bài học theo chủ đề/chuyên đề, giáo viên đã xây dựng kế hoạch bài dạy mỗi kì 01 chủ đề/chuyên đề/môn học/khối lớp; tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh xây dựng kế hoạch bài đủ 4 hoạt động, thiết kế gọn gàng, đảm bảo tính hiệu quả.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học.Sở GD&ĐT chỉ đạo tổ chức kiểm tra học kỳ I và học kỳ II bằng đề thi chung toàn trường, những huyện nào có đủ điều kiện thì tổ chức kiểm tra bằng đề thi chung của toàn huyện. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới năng lực của học sinh. Ngành đã chủ động đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của học sinh; chuyển trọng tâm đánh giá từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn.Kết quả chất lượng giáo dục mũi nhọn trong năm học 2023-2024tăng lên. Đối với THCS, có 519/859 học sinh đạt giải (chiếm 60,42%); trong đó có 21 giải Nhất, 112 giải Nhì, 140 giải Ba, 246 giải Khuyến khích.Đối với cấp THPT, có 75 học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh với 49 giải Nhất, 26 giải Nhì.Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia, tỉnh Hòa Bình đạt 42 giải; trong đó có 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 12 giải Ba và 25 giải Khuyến khích (tăng 14 giải so với năm học 2022-2023).
Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông cho học sinh THCS, THPT được chỉ đạo triển khai thực hiện ở tất cả các trường phổ thông, thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt lớp.Sở đã chỉ đạo các trường tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, học sinh; thực hiện phân luồng trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Việc liên kết đào tạo vừa học trung cấp nghề vừa học THPT được triển khai thực hiện giữa các trường chuyên nghiệp với các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh theo học nghề ngay tại địa phương. Chế độ chính sách cho các đối tượng học nghề sau giáo dục THCS từng bước được quan tâm nên đã thu hút được học sinh theo học.Kết quả phân luồng sau THCS năm 2022-2023, có 99,37% học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Trong đó có 70,32% các em vào học lớp 10 THPT; 15,25% em học lớp 10 Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, có 7,24%học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.