Mục tiêu chung năm 2025, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở một số lĩnh vực. Phấn đấu tỉnh Hòa Bình nằm trong nhóm xếp hạng khá của quốc gia trong Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số Chuyển đổi số DTI vào năm 2025;
Triển khai thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục triển khai chuyển đổi số trên ở các lĩnh vực ưu tiên phục vụ thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh bền vững; đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp trên toàn tỉnh; phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn tỉnh;
Đẩy nhanh tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định, hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể:
Chính quyền số: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia;
100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương;
Duy trì trên 90% tổng số hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; trên 80% tổng số hồ sơ công việc tại cấp huyện và trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung;
100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
Trên 50% các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Kinh tế số: Phấn đấu kinh tế số chiếm từ 20% GRDP của tỉnh;
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh kế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
Phấn đấu năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%;
Tỷ lệ hộ gia đình có cửa hàng số cho người mua và người bán giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử đạt trên 50%;
Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%;
Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 50%.
Xã hội số: Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 80%;
Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
100% các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý. 100% trường học, cơ sở giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí;
100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Phấn đấu đạt trên 90% người dân tỉnh Hoà Bình có Hồ sơ sức khỏe điện tử.
Bảo đảm an toàn thông tin: 100% hệ thống thông tin được xác định, phê duyệt cấp độ và 100% hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ đã được phê duyệt;
100% người đứng đầu của các đơn vị, tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin;
100% cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về an toàn thông tin;
Tiếp tục duy trì và nâng cấp Hệ thống giám sát an toàn, an ninh tập trung của tỉnh (SOC) đạt tiêu chuẩn để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin của tỉnh.