DetailController

Tin từ các đơn vị

Huyện Đà Bắc: Những kết quả tích cực trong phát triển du lịch

07/05/2019 00:00
Xác định du lịch là hướng đi mũi nhọn và phù hợp góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, năm 2015 Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết 09-NQ/HU ngày 06/2/2017 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến 2030. Theo đó, ngày 29/6/2017, UBND huyện Đà Bắc đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Sau khi Đề án được phê duyệt công tác phát triển du lịch huyện đã từng bước khởi sắc, hằng năm đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Nhân dân trong bản du lịch cộng đồng xóm Đá Bia nhận giải Du lịch cộng đồng ASEAN năm 2019

Đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc đã bước đầu đã hình thành các tour, tuyến du lịch để quảng bá thu hút đầu tư tại địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào phát triển du lịch huyện, đặc biệt là điểm du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Trên cơ sở tổ chức AOP hỗ trợ, hướng dẫn các điểm du lịch cộng đồng tại các xã: Hiền Lương, Tiền Phong, Cao Sơn làm du lịch cộng đồng, từng bước mở mới thêm các hộ làm du lịch cộng đồng đem lại nguồn thu nhập chính cho bà con nhân dân. Công tác thu nhập thông tin về đầu tư phát triển du lịch, du lịch sinh thái, quảng bá du lịch sinh thái vùng và tuyến du lịch đi bộ qua rừng Phu Canh tiếp tục được quan tâm thực hiện.

Các dự án được quan tâm đầu tư tại huyện như: Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Robinson thuộc đải Sung, xã Tiền Phong; Dự án Mai Đà Resort tại xã Tiền Phong; Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vầy Nưa tại xóm Nưa, xã Vầy Nưa và Dự án trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hiền Lương tại xã Hiền Lương được thẩm định phê duyệt.

Năm 2016, huyện đón 60 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 00 ngươi, còn lại là khách nội địa, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 6,5 tỷ. Năm 2017, là 60.500 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 125 người; doanh thu đạt 7,2 tỷ; tạo việc làm ổn định cho 24 lao động và 35 lao động thời vụ. Năm 2018 là 79.500 lượt, trong đó khách quốc tế là 2.900 lượt, khách nội địa là 76.600 lượt. Doanh thu đạt 14,2 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho 25 lao động và 54 lao động thời vụ. Đến nay huyện Đà Bắc có 09 cơ sở lưu trú với 66 phòng nghỉ, 03 điểm du lịch cộng đồng với 11 hộ kinh doanh du lịch tại các xã: Hiền Lương, Cao Sơn, Tiền Phong và 01 điểm du lịch Đảo Dừa.

Kế hoạch năm 2019, phấn đấu đạt 90.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế hơn 3.000 lượt, doanh thu 16,7 tỷ đồng. Như vậy tính đến năm 2019 có 2 chỉ tiêu đã đạt và vượt chỉ tiêu mục tiêu của Đề án phát triển du lịch huyện Đà Bắc đề ra. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn gấp đôi chỉ tiêu năm 2020 (90/43 tỷ đồng).

Các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: khai thác cảnh quan mặc nước, các đảo trên Hồ (đảo Dừa, đảo Sung); phát triển các sản phẩm du lịch: tham quan hệ sinh thái hồ và các đảo trên Hồ, nghỉ dưỡng nổi trên hồ Hiền Lương, Vầy Nưa; tham quan, trải niệm và thưởng thức ẩm thực tại các khu trang trại thủy sản trên hồ; tham quan trải niệm, chèo thuyền trên lòng hồ; du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ…

Du lịch lịch sử - văn hóa: Du lịch tâm linh, đi lễ tại đền Thác Bờ (xã Vầy Nưa); đền Hai Cô (xã Hiền Lương); du lịch lễ hội đền Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng của Hòa Bình.

Du lịch cộng đồng mang lại trải nghiệm chân thực nhất về lối sống của cộng đồng dân tộc cho khách du lịch. Các hoạt động trải nghiệm chính như: tìm hiểu, tham quan bản làng dân tộc Mường, Tày, Dao; ngủ tại nhà dân; tìm hiểu và tham quan các hoạt động thường ngày của người dân…Thưởng thức ẩm thực địa phương, đặc biệt là âm thực dân tộc Mường, thưởng thức ẩm thực cá lòng hồ và các loại sản vật núi rừng (mật ong, măng…). Thưởng thức nghệ thuật dân tộc: diến xướng Mo Mường, sân khấu hóa lịch sử, văn hóa Mường và các dân tộc ít người khác. Mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; phát triển các giái trị tăng thêm từ văn hóa dân tộc như: chữa bệnh, tắm lá thuốc dân tộc, văn hóa nghệ thuật, tâm linh các dân tộc…Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa: di tích lịch sử chiến khu Mường Diềm (xã Trung Thành); di tích lịch sử cách mạng Tú Lương (xã Tu Lý); đài tưởng niệm Triệu Phúc Lịch (xã Toàn Sơn); Bia Lê Lợi (xã Vầy Nưa); đền Hai Cô (xã Hiền Lương)…

Các sản phẩm du lịch bổ trợ: các tour tham quan, đi bộ (trekking) trong khu bảo tồn thiên nhiên; các chương trình giáo dục môi trường tham quan, học tập, nghiên cứu, đa dạng sinh học; các tour theo dõi, quan sát chim, thú; săn ảnh động, thực vật; giáo dục và trải niệm sinh thái: cắm trại, dã ngoại…Du lịch khám phá thiên nhiên như: tour đi bộ, đi xe đạp, xuyên rừng dã ngoại, khám phá hang động, thác, suối…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển du lịch huyện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: chưa khai thác tối đa tiềm năng du lịch, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều khách du lịch, nhất là lượng khách quốc tế. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch vừa thiếu, vừa yếu, tỷ lệ lao động trực tiếp được đào tạo ngành du lịch còn thấp; hệ thống cơ sở vật chát phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch. Hoạt động thông tin, quảng bá xúc tiến du lịch hiệu quả chưa cao…/.